Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

5, HUYỆN CƯ M'GAR

Đăng bởi   vào  

5, HUYỆN CƯ M'GAR 
Diện tích: 824,3 km
Số dân: 173 024 người (năm 2015) 
1. Vị trí địa lí 

   Huyện Cư M'gar nằm gần trung tâm tỉnh Đăk Lăk, phía đông giap thị xã Buôn Hổ và huyện Krông Búk, phía tây giáp huyện Buôn Đôn; phía nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pắc ; phía bắc giáp các huyện Ea H'Leo và Ea Sup


Đồi Cư H'Lâm (Nguồn: https://dhungcafe.wordpress.com)

 2. Thế mạnh kinh tế 

   Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Cư M'gar đứng đầu cả tỉnh Đắk Lắk. Về cây lương thực, thực phẩm, huyện có diện tích tương đối lớn trồng trọt các cây thực phẩm và cây hàng năm như đậu tương, dâu tằm, bắp, bông, đậu phộng, hoa màu...
 Về cây công nghiệp lâu năm, Cư M'gar là huyện có diện tích Hồng cây công nghiệp lâu năm thứ hai toàn tỉnh (sau huyện Ea H'Leo), trong đó các cây trồng quan trọng là cà phê, cao su, hô tiêu, điều... với sản lượng và chất lượng hàng đầu.


 Vườn Cao Su ở huyện Cư M'gar (Nguồn: http://baodaklak.vn)

   Năm 2015, huyện dẫn đầu cả tỉnh về diện tích cà phê, được xem là vùng chuyên trồng cà phê lớn nhất tỉnh với gần 36 nghìn héc - ta, đạt sản lượng hơn 71, nghìn tấn.


Biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích trồng cà phê của huyện Cư M'gar so với toàn tỉnh năm 2013 (%)

   Trong thời gian tới, huyện cần đầu tư vốn, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, phá thế độc canh, tăng cường công tác giống và áp dụng thành tựu khoa học nông nghiệp vào việc trồng, chế biến và tái canh cà phê nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nông dân.


Thác Dray Dlông (Nguồn: https://dulichgo.blogspot.com)

   Trên địa bàn huyện có nhiều thắng cảnh (khu vực sinh thái – văn hoá núi Cư H'lâm, làng văn hoá du lịch truyền thống buôn Đing, miệng núi lửa Cư M'gar, thác Dray Dlông,..) rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan. Tuy nhiên, cần phải có hướng đầu tư phù hợp để phát huy hết tiềm năng của vùng đất này.

Không có nhận xét nào: