Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

ĐỊA LÍ KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK

Đăng bởi   vào  


1. Đặc điểm chung

   Đắk Lắk là tỉnh miền núi, còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội.
   Từ năm 2000, nhất là sau khi chia tách tỉnh năm 2004, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk phát triển và chuyển dịch theo hướng thích ứng với nền kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khá cao (đạt 10,4 % giai đoạn 2000 – 2007).
   Giai đoạn 2007 – 2015, kinh tế tỉnh Đắk Lắk đạt nhiều thành tựu đáng kể. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tăng từ 15, 4 nghìn tỉ đồng lên gần 114 nghìn tỉ đồng. Về cơ cấu ngành kinh tế, khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) vẫn chiếm ưu thế với tỉ trọng 48, 2 %, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) 24, 0 %, khu vực III (dịch vụ) 27, 8 % (năm 2015)
   Về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, tỉnh Đắk Lắk có những chuyến biên cực. Trong lĩnh vực nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên Ah cây công nghiệp quy mô lớn của cả nước. Đó là vùng trồng cà phê diện tích gần 203,4 nghìn ha, chiếm 31,5 % diện tích trồng cà phê cà vớc : vùng trồng hồ tiêu có diện tích hơn 21, 4 nghìn ha, chiếm gần 22o diện tích trồng hồ tiêu cả nước.
   Dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng nền kinh tế của tỉnh ng phải đối mặt với nhiều thách thức : nền kinh tế vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu ; hạ tầng kĩ thuật và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đời sống của một bộ phận đồng bào các dân tộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

2. Các ngành kinh tế

a) Nông - lâm - ngư nghiệp

- Ngành trồng trọt
   Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk (chiếm 75,3 % giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2015) với các nhóm cây trồng đa dạng : nhóm cây lương thực có hạt, nhóm cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,...
   Năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng tăng nhanh (năm 2015, đa. 82 triệu đồng/ha); cơ cấu cây trồng ngày càng đa dạng.
 + Nhóm cây lương thực
   Lúa là cây lương thực chủ lực, tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Pắc, Ea Súp, Lắk, Ea Kar, Krông Ana.
   Từ năm 2013 đến năm 2015, diện tích canh tác và sản lượng thu hoạch lúa có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2015, năng suất lúa trung bình/1 ha tăng, đạt khoảng 59,5 tạ/ha, cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước (57,7 tạ/ha).
   Năm 2015, sản  lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu vời của tỉnh Đắk Lắk đạt khá (652 kg/người/năm), cao hơn mức hình quân của khu vực Tây Nguyên (447,1 kg/người/năm) và cả nước (550,6 kg/người/năm).
 + Nhóm cây công nghiệp hằng năm
   Các loại cây công nghiệp hằng năm chủ yếu được canh tác trên địa bàn Đắk Lắk là mía, đậu nành. Trong những năm gần đây, diện h và sản lượng mía, đậu nành có xu hướng giảm dần do phụ thuộ thị trường đầu ra, hiệu quả sản xuất không cao so với các loại cây trồng khác.
 + Nhóm cây công nghiệp lâu năm
   Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,... là những cây công nghiệp lâu năm quan trọng của tỉnh. Diện tích thu hoạch và sản lượng nhóm cây công nghiệp lâu năm liên tục ổn định trong những năm gần đây.
 + Nhóm cây ăn trái
   Các cây ăn trái chủ yếu được trồng ở tỉnh Đắk Lắk là sầu riêng bơ, nhãn,... phân bố tập trung ở các huyện Ea Kar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Búk.
Cây ăn trái đã cung cấp trái cây và nguyên liệu cho công nghiệp 3 biến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số vùng lân cận.
 + Ngành chăn nuôi
   Các vật nuôi chủ yếu trên địa bàn tỉnh là trâu, bò, heo và các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
   Giai đoạn 2013 – 2015, đàn trâu, bò của tỉnh có xu hướng tăng nhẹ, trong khi đó đàn heo và các cầm tăng nhanh.
   Năm 2015, diện tích rừng của tỉnh hiện có hơn 519, 7 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Lắk, Krông Bông,... với giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt hơn 482 tỉ đồng (trong đó giá trị trồng và chăm sóc rừng đạt 105,7 tỉ đồng, khai thác gỗ và lâm sản khác đạt 361, 2 tỉ đồng và dịch vụ lâm nghiệp đạt 15, 8 tỉ đồng).
   Trong những năm gần đây, diện tích rừng toàn tỉnh đang có xu hướng giảm nhanh, do vậy, tỉnh cần có các giải pháp thích hợp để phát triển bền vững diện tích và chất lượng rừng trong thời gian tới.
   Về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh Đắk Lắk có tăng nhưng chậm, giá trị không đáng kể. Năm 2015, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 636,5 tỉ đồng, trong đó giá trị ngành nuôi trống đạt 530, 2 tỉ đồng, chiếm 83,3 % tổng giá trị sản xuất.

b) Công nghiệp

   Về quy mô, trong những năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng, đạt 18, 3 nghìn tỉ đồng năm 2015.
   Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành Công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu ở địa phương : sản xuất đồ uống, sản xuất đồ gỗ, sản xuất các sản phẩm cao su, hoá chất,... Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng và vật liệu xây dựng có xu hướng tăng chậm.
   Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk còn phát triển mạnh các ngành tiểu thủ Công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống : sản xuất gạch, ngói nung, điêu khắc gỗ và đá, chế biến nông sản và thực phẩm trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương và lao động tại chỗ.
   Cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng có những thay đổi theo hướng tích cực, tỉ trọng đóng góp khu vực kinh tế Nhà nước giảm, các khu vực khác có tăng nhưng chưa nhiều.

c) Dịch vụ

   Thời gian qua, ngành dịch vụ vủa tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực.
   Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tỉnh Đắk Lắk đạt hơn 31,7 nghìn tỉ đồng, tăng gần 8% so với năm 2014.
- Giao thông vận tải
   Tuyến đường bộ chính yếu trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 14 nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh Tây Nguyên; song song với biên giới Cam - pu - chia có quốc lộ 14C; quốc lộ 27 nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận; quốc lộ 26 nối tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống đường tỉnh lộ (687, 683, 681, 682,...) và đường liên huyện, liên xã đảm bảo giao thông thông suốt giữa các khu vực.
   Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông tại tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư và du lịch của tỉnh và khu vực.
   Năm 2015, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt gần 18,8 triệu tấn, số lượt hành khách vận chuyển đạt trên 73,9 triệu người.
- Bưu chính viễn thông
   Ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dich vụ thông tin, kinh tế và đời sống nhân dâ. Số điện thoại thuê bào ngày càng tăng, hệ thống bưu chính viễn thông đã phát triển đến các xã, phường với đủ các loại hình dịch vụ bưu chính và viễn thông hiện đại.
- Thương mại
   Hoạt động thương mại trên đại bàn tỉnh Đắk Đắk ngày càng phát triển. Tổng mức bản lẻ hàng hòa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh qua cá năm, đạt hơn 46,3 nhìn tỉ đồng (năm 2015). Thành phần kinh tế tư nhân và cá thể đóng vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ.
   Hoạt động xuất, nhập khấu có xu hướng chậm lại, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, đặc biệt là xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu là hàng nông sản, lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nhiệp,...
- Du lịch
   Đắk Lắk là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú: phong cảnh thiên nhiên đẹp với nhiều thác, hồ, sông suối, vườn quốc gia, các di tích, thắng cảnh cấp quốc gia (nhà đày Buôn Ma Thuột, đình Lạc Giao, Yang Prông - tháp Chàm ở tỉnh Đắk Lắk, hang đá Đắk Tuôr, hồ Lắk, thác Dray Sáp, Đồn điền CADA, Biệt điện Bảo Đại, thác Thủy Tiên,...); có nền văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (nhà dài, nhà sàn, nhà mồ tù trưởng Khunjunob và R'leo Knul, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể thế giới),... rất được du khách gần xa ưa thích.
   Năm 2015, doanh thu du lịch của tỉnh Đắk Lắk đạt hơn 249,6 tỉ đồng; đón gần 800 nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế.

Không có nhận xét nào: