Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

[Chương I] Bài 1. Sơ lược lịch sử hình thành tỉnh Đắk Lắk

Đăng bởi   vào  

CHƯƠNG I TÌM HIỂU LỊCH SỬ TỈNH ĐẮK LẮK



      Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13 125, 37 ki-lô-mét vuông. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà, phía tây giáp Vương quốc Cam-pu-chia.

   Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2015 là 1 853 698 người, mật độ dân số khoảng 141 người/ki-lô-mét vuông. Trong đó, người Kinh chiếm trên 67%; các dân tộc thiểu số như Ê-đê, Mnông, Thái Tày, Nùng,... chiếm gần 33% dân số toàn tỉnh.


   Từ xa xưa, vùng đất Đắk Lắk và cả khu vực Tây Nguyên vốn. là địa bàn cư trú và tự trị của nhiều tộc người thiếu số. Từ thế kỉ XV trở đi, khu vực Tây Nguyên trở thành một bộ phận lãnh thổ của nhà nước Đại Việt – Đại Nam.

   Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Các vùng trong cả nước lần lượt bị chiếm đóng và đến năm 1899, Pháp chiếm được Tây Nguyên. Địa bàn Đắk Lắk được gọi là đại lí Đắk Lắk và bị thực dân Pháp nhập vào Lào. Trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân Tây Nguyên, ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định trả đại lí Đắk Lắk về cho Việt Nam, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kì. Sự kiện này mang tính pháp lí, xác nhận chủ quyền quốc gia trọn vẹn của Việt Nam, là cột mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Đắk Lắk và tỉnh lị Buôn Ma Thuột.

   Từ tháng 2/1913, đại lí Đắk Lắk trực thuộc tỉnh Kon Tum. Đến tháng 7/1923, Đắk Lắk được tách khỏi Kon Tum và trở thành một tỉnh độc lập. Tỉnh Đắk Lắk lúc này chưa được chia thành các huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng dựa theo buôn làng có sẵn của các dân tộc thiểu số.

   Năm 1930, tỉnh Đắk Lắk được chia thành 4 khu. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận. Tháng 1/1942, Khâm sứ Trung Kì ban hành Nghị định chia Đắk Lắk thành 3 quận, 2 đại lí. Dưới quận và đại lí là tổng, dưới tổng là xã.

   Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Tỉnh Đắk Lắk thuộc Trung Bộ. Sau đó, thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và thành lập chính quyền tay sai do vua cũ của nhà Nguyễn là Bảo Đại đứng đầu. Tháng 4/1950, Bảo Đại đặt vùng Cao nguyên Trung phần (trong đó có Đắk Lắk) làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.

Sau Hiệp định Giơ-ne vợ năm 1954, đế quốc Mĩ thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam. Tháng 7/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định xác định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã.

   Năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hoà tách gần như toàn hộ quân Đắk Song của tỉnh Đăk Lăk, lập ra tỉnh Quảng Đức. Qua nhiều lần thay đổi, từ năm 1965, địa giới hành chính Đắk Lắk tương đối ổn định gồm 4 quận với 48 xã, 343 ấp.

   Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn giải phóng. Đầu năm 1976, theo chủ trương của Trung ương, hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức được sáp nhập thành tỉnh Đắk Lắk, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện. Đến năm 2003, toàn tỉnh có 18 huyện với 203 xã.

   Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết số 22/2003/QH11, tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đắk Nông.

   Sau một số lần điều chỉnh các đơn vị hành chính, kể từ năm 2010, tỉnh Đắk Lắk có một thành phố (Buôn Ma Thuột), một thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện (Cư M'gar, Krông Búk, Ea H'Leo, Krông Năng, Krông Pắc, Ea Kar, M'Đrắk, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, Krông Ana, Buôn Đôn, Ea Súp).

Không có nhận xét nào: