Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Bài 4 : NHÂN DÂN ĐẮK LẮK KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP LẦN THỨ HAI VÀ ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC ( 1945 - 1975 )

Đăng bởi   vào  

I. Tình hình Đắk Lắk sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

1. Tình hình Đắk Lắk sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

   Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đắk Lắk đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Ngân khố chỉ còn 4 000 đồng bạc Đông Dương '. Trên 90 % đồng bào các dân tộc mù chữ và không biết tiếng phổ thông. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn chi phối đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc. Lực lượng vũ trang mới hình thành, quân số không nhiều, chưa được huấn luyện và ít kinh nghiệm. Tại Đắk Lắk còn một trung đội quân phát xít Nhật trang bị vũ khí đầy đủ ; những thành phần thực dân Pháp và ngoại kiều phản động núp dưới danh nghĩa chủ đồn điền ngấm ngầm hoạt động chờ cơ hội chống phá chính quyền cách mạng.
   Bên cạnh khó khăn, Đắk Lắk cũng có những thuận lợi nhất định. Đó là sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản và lòng nhiệt tình cách mạng của nhân dân ; chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng đã được thành lập. Những thuận lợi cơ bản này góp phần cổ vũ nhân dân Đắk Lắk vững tin, bắt tay xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
   Sau khi xoá bỏ bộ máy cai trị của Nhật và bù nhìn, thành lập Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời tỉnh, Đảng bộ khẩn trương xây dựng chính quyền huyện, tổng và buôn làng. Chính quyền cách mạng tuyên bố xoá bỏ mọi chính sách thuế khoá bất công của bọn thực dân, phong kiến, mở kho thóc, kho muối, kho nông cụ để cứu trợ người nghèo. Dựa vào uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời vận dụng chính sách dân tộc của Đảng, Đảng bộ đã tranh thủ được nhiều nhân sĩ, trí thức, công chức, binh lính,... người dân tộc tham gia chính quyền như : Y Blôk Êban, Y Wang Mlô Duộn Du, Y Bih Alêô, Y Ngông Niê Kdăm,... Việc xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang cƠ SỞ được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo vệ chính quyền cách mạng, nhân dân và chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

   2. Thực dân Pháp xâm lược Đắk Lắk.

   Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai. Đến tháng 10/1945, chúng đánh ra Nha Trang, dọn đường đánh chiếm các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
   Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk quyết định thành lập Ban Chỉ huy quân sự tỉnh, lãnh đạo nhân dân chuẩn bị kháng chiến, thành lập các phòng tuyển ngăn chặn thực dân Pháp xâm lược. Tháng 11/1945, quân Pháp tử miền Đông Nam Bộ có quân Nhật tiếp sức, theo đường số 14 đánh lên Tây Nguyên, chọc thủng phòng tuyến Ba biên giới. Sau khi chọc thủng phòng tuyến Ba biên giới, từ hướng này, ngày 1/12/1945, thực dân Pháp đã tiến hành tập kích thị xã Buôn Ma Thuột. Đến ngày 6/12/1945, quân Pháp có máy bay yêm trợ, mở cuộc tấn công lần thứ hai chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Mặc dù có sự chi viện của bộ đội Nam tiên nhưng trước thế địch mạnh, ta buộc phải rút lui, bảo toàn lực lượng. Thị xã Buôn Ma Thuột rơi vào tay địch.
   Chấp hành Chỉ thị “ Kháng chiến kiến quốc ” của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh phát động “Toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp" và quyết định xây dựng căn cứ ở đồn điện CADA, đặt cơ quan đầu não kháng chiến tại cây số 24, chỉnh đốn lực lượng, bồi dưỡng cán bộ,...
   Sau khi Buôn Ma Thuột bị Pháp chiếm, ta rút về lập phòng tuyến Buôn Hô nhưng phòng tuyến cũng không thể đứng vững trước sức mạnh của quân thù. Tháng 6/1946, địch tập trung lực lượng bộ binh, cơ giới, pháo binh và máy bay, từ nhiều hướng tấn công ồ ạt vào km 52. Bộ đội Hùng Việt đã cùng, dân quân, du kích địa phương chống trả quyết liệt, song trước tương quan lực lượng quá chênh lệch, ngày 23/6/1946, ta được lệnh rút lui nhằm bảo toàn lực lượng. Từ đây, nhân dân Đắk Lắk cùng với đồng bào Nam Trung | bộ thực sự bước vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ chống thực đạn Pháp tái xâm lược.

II. Phối hợp với đồng bào cả nước, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1945 - 1954)

   Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam | và Chính phủ Pháp nhằm giải quyết vấn đề hoà bình ở Đông Dương, Việc kị hiệp định Sơ bộ nhằm có thêm thời gian để quân dân ta chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
   Ở Đắk Lắk, sau khi các mặt trận bị vỡ, các cơ quan của ta rút về xuôi (năm 1946), Đắk Lắk là một địa bàn chiến lược ở Tây Nguyên gần như bỏ trống, Trung ương Đảng xác định, Đăk Lăk là trọng điểm vùng địch hậu của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nên đã tăng cường tiềm lực cho Đăk Lăk. Miên tây Phú Yên tạm thời được giao cho Đăk Lăk để xây dựng căn cứ làm bàn đạp tiên lên. Đó là miền tây hai huyện Đông Xuân và Sơn Hoà. Về quân sự, tháng 7/1946, tiểu đoàn N'Trang LJII, được thành lập, đến tháng 3/1947, phát triển thành trung đoàn 84N ^ Trang Lơng. Các đơn vị du kích trong tỉnh được tổ chức lại, thành lập đội Vũ trang tuyên truyền (viết tắt là VT3) để xây dựng lực lượng cơ sở. Đến năm 1950, lực lượng cách mạng của tỉnh phát triển mạnh.
   Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới để tạo thế và lực cho ta, đồng thời ra chỉ thị cho các cấp uỷ Đảng trong cả nước, phối hợp kiềm chế địch, không để chúng tiếp viện cho chiến trường chính. Chấp hành chỉ thị trên, Khu uỷ Khu V tăng cường cho Đắk Lak một số cán bộ lãnh đạo và 3 trung đoàn 803, 84 và 108, chuẩn bị mở chiến dịch kiêm chân địch. Chiến dịch Nam Tây Nguyên mà hướng chính là Đăk Lăk được mang tên người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Ngày 15/7/1950, chiến dịch mở màn với trận đánh cứ điểm Ma Phu. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, địch bị thương vong nhiều. Tiếp đó là trận Ma Drik, Blôi, đường số 7, đường 21,... Tinh thần chiến đấu của quân Pháp sa sút nghiêm trọng. Qua rèn luyện trong chiến đấu, lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, ta gần như làm chủ vùng nông thôn rộng lớn ở phía đông Đắk Lắk, hình thành khu căn cứ địa vùng tam giác M'Đrắk - Cheo Reo - Buôn Hồ, tạo bàn đạp mở rộng cơ sở vượt qua phia tây đường 14 sang đông Cam - pu - chia. Sáu tháng đầu năm 1951, lực lượng và trang và dân quân du kích toàn tỉnh đã đánh hơn 20 trận, diệt hơn 200 địch, thu 42 súng, khoảng một vạn viên đạn các loại, phá huỷ nhiều phương tiện cơ giới của địch.
   Trong năm 1953 – 1954, phối hợp với chiến dịch đông - xuân và chiên dịch Điện Biên Phủ, quân dân Đắk Lắk đã mở hàng loạt cuộc tiến công mới, cùng với quân dân các tỉnh bạn đánh bại cuộc hành quân Átlăng ( Atlante ), một bộ phận quan trọng của kế hoạch Nava ( Navarre ). Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm nức lòng và tiếp thêm sức mạnh cho quân dân Đắk Lắk tiến công địch, tiêu biểu là các trận Tuy Bình ( 1/6/1954 ), Chư Đrếch ( 17/7/1954 ). Ta tiếp tục tấn công và bao vây địch cho đến khi Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết ( 21/7/1954 ).


Hình 13. Hình thái chiến trường Đắk Lắk năm 1953 - 1954 (Nguồn: Địa chí Đắk Lắk)


III. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)

1. Tình hình Đắk Lắk sau Hiệp định Giơnevơ

   Sau khi hoà bình lập lại (năm 1954), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản của Hiệp định Giơ - ne - vơ. Đế quốc Mĩ âm mưu phá hoại hiệp định, muốn chia cắt lâu dài nước ta và biên miên Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Để thực hiện âm mưu đó, Mĩ tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự và thành lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Nam 1959, chính quyền tay sai lê máy chém lên Đắk Lắk thực hiện chiến, dịch “tố cộng, diệt cộng”. Chúng đánh phá các buôn làng, thành lập “khu dinh điền”, “ấp tân sinh” nhằm tách đồng bào ra khỏi cách mạng. Chúng xây dựng hàng trăm đồn bốt, tiểu khu, chi khu quân sự, các cụm thông tin liên lạc dày đặc, tạo thành một hệ thống kìm kẹp hà khắc.
   Song hành với đàn áp quân sự, đế quốc Mĩ còn thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, miệt thị đồng bào, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Để thực hiện âm mưu đó, chúng lập ra “Nha Đặc trách thương vụ” (năm 1964), “Phủ Đặc uỷ thương vụ” (năm 1969), “Bộ Phát triển sắc tộc”, các sở, ti sắc tộc,... xúi giục các phần tử cơ hội thành lập các tổ chức phản động như Fulro (năm 1964) vừa chống phá cách mạng vừa mặc cả với chính quyền tay sai. Trong suốt quá trình cai trị, đế quốc Mĩ không chủ trương phát triển kinh tế cho động bào các dân tộc Tây Nguyên, ngược lại, chúng biến thị xã Buôn Ma Thuột và các thị trấn khác thành trung tâm của các lực lượng phản động, ăn chơi sa đoạ bậc nhất vùng Tây Nguyên. Trong khi đó, đại đa số nhân dân lao động, đông bào các dân tộc sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu tại các trại tập trung trá hình của chúng.

2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk

   Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ và Mặt trận tình, ngay từ những ngày đầu, nhân dân Đắk Lắk đã vùng dậy đấu tranh đòi hiệp thương, tông tuyến cử. Tháng 10/1960, lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk đánh đôn di Nu. Giữa tháng 11/1960, lực lượng vũ trang huyện H3 (Tây Cheo Reo) phối hợp cùng một trung đội của tỉnh tấn công cứ điểm Plơi Plok (dinh điên Kế Thiện), phá thế kìm kẹp của địch trong vùng. Các đội công tác bám sát buôn làng, phát động quần chúng xây dựng lực lượng cách mạng. Thừa thắng, ta phát động quần chúng nổi dậy phá tế, trừ gian, giải phóng hoàn toàn vùng Đông Cheo Reo, phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Đông, Tây Cheo Reo phát động quần chúng nổi dậy xoá bỏ nguy quyền, lập chính quyền tự quản, giành quyền làm chủ vùng nông thôn. Đến đây, lực lượng ta phát triển nhanh chóng, nhiều vùng nông thôn trở thành căn cứ cách mạng.
   Trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960), toàn tỉnh đã đạt nhiều thắng lợi to lớn. Bằng nhiều hình thức đấu tranh kết hợp với sức mạnh quật khởi của quần chúng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vùng lên tiến công địch, làm chủ được nhiều vùng rộng lớn, xoá bỏ bộ máy tề nguy cơ sở ở nhiều nơi, xây dựng chính quyền tự quản của nhân dân ở các xã, thôn làng, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
   Trong những năm 1961 - 1965, Mĩ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, tiến hành gom dân, lập ấp chiến lược”, xem đó là xương sống của chiến tranh đặc biệt. Ở Đắk Lắk, từ năm 1962, Mĩ - Diệm cho quân đánh phá ác liệt các vùng do ta làm chủ. Đánh chiếm đến đâu chúng dồn dân, bắt họ vào các ấp chiến lược do chúng kiểm soát đến đó. Đến giữa năm 1963, trên toàn tỉnh địch đã lập được hàng trăm ấp chiến lược với 10 vạn dân. Vùng căn cứ cách mạng chỉ còn hơn một vạn dân ở cả phía bắc và phía nam tỉnh nhưng bị chia cắt và thường xuyên bị càn quét.
   Trước tình hình trên, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân dân khắc phục các khó khăn, thực hiện hai nhiệm vụ lớn : xây dựng, mở rộng khu căn cứ và phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, làm chủ nông thôn. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, kết hợp tấn công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng, phong trào chống phá ấp chiến lược đã giành nhiều thắng lợi. Đến cuối năm 1965, phần lớn vùng nông thôn trong tỉnh được giải phóng, hầu hết ấp chiến lược của địch bị phá vỡ. Thắng lợi đó đã góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
   Từ năm 1965, Mĩ triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mĩ trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Trong mùa khô 1965 - 1966, quấn dân Đắk Lắk đánh hơn 130 trận, bắn rơi 6 máy bay và phá huỷ 10 xe quân sự. Mùa khô 1966 - 1967, quân dân Đắk Lắk đánh 110 trận, diệt 1187 tên địch, trong đó có 163 tên Mĩ.
   Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, đêm 30/1/1968, lực lượng vũ trang Đắk Lắk mở cuộc tiến công chiến lược vào thị xã Buôn Ma Thuột, đánh chiếm Toà hành chính tỉnh, Ti ngân khố và tấn công sư đoàn 23 nguy, đồn bảo an, đài phát thanh, lực lượng pháo binh, thiết giáp. Phối hợp với lực lượng vũ trang, khoảng 30 000 đồng bào Đắk Lắk, từ khắp các buôn làng xa xôi hẻo lánh, đeo bằng cờ, biểu ngữ kéo vào thị xã và các thị trấn. Tuy nhiên, do lực lượng địch còn đông và mạnh nên chúng đã nhanh chóng tổ chức lực lượng phản công ta ở cả thành thị và nông thôn. Nhiều người đã ngã xuống vì độc lập tự do của đất nước.
   Trong năm 1968, quân dân Đắk Lắk đánh 442 trận, diệt 6 558 tên địch, phá huỷ 308 xe quân sự và 88 máy bay, bắn rơi 12 trực thăng, 1 máy bay L19, thu 341 súng các loại,...


Hình 14. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Địa Chí Đắk Lắk)


   Từ năm 1969 đến năm 1971, ta đánh nhiều trận, gây cho địch nhiều thương vong, thiệt hại. Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Đăk Lăk đã nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn trong kế hoạch “ bình định ”, của địch. Từ đó, các hoạt động tiến công địch, diệt kẹp, phá kìm, giành và giữ quyền làm chủ được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và đều khắp. Chất lượng phong trào đấu tranh của nhân dân Đắk Lắk ngày càng rộng rãi, sôi nổi và đi vào chiều sâu.
   Phối hợp với quân dân cả nước, quân dân Đăk Lăk tham gia thực hiện cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 với các mục tiêu : diệt và làm tan rã một bộ phận lớn quân nguỵ, phá vỡ từng mảng hệ thống phòng thủ cơ bản của địch ; đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, giành quyền làm chủ phân lớn nông thôn, đồng bằng ; đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở thành thị, đấu tranh dân sinh, dân chủ, đòi Mĩ rút quân, đòi hoà bình. Ta chủ trương tấn công địch trên diện rộng và giành được nhiều thắng lợi lớn, giải phóng và làm chủ hoàn toàn nhiều vùng nông thôn. Phát huy thắng lợi, ta tiếp tục tấn công, đến cuối năm 1972, một vùng rộng lớn từ phía tây đường 14 lên giáp biên giới tỉnh Ratanakiri (Cam - pu - chia), chạy dọc sông Pôkô sát tỉnh Kon Tum vào giáp ranh tỉnh Đắk Lắk được giải phóng.
   Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, góp phần tích cực củng cả nước làm thay đổi hắn cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, phá vỡ từng mảng hệ thống chính quyền, đồn bốt địch, hỗ trợ đắc lực cho việc giành dân, mở rộng vùng giải phóng, tạo thể đứng vững chắc cho các lực lượng trên chiến trường.
   Những chiến công oanh liệt của quân dân Đắk Lắk đã góp phần đáng kể cùng với quân dân cả nước đánh bại và làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ – nguy, buộc đế quốc Mĩ bước vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa - ri ngày 27/1/1973. Tuy nhiên, Mĩ - nguy vẫn chưa từ bỏ âm mưu phá hoại hoà bình, ngăn trở con đường độc lập, tự do của nhân dân ta. Chúng ra sức thực hiện kế hoạch lấn chiếm vùng giải phóng hòng xoá bỏ chính quyền cách mạng. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng kêu gọi quân và dân hai miền “tăng cường đoàn kết, đề cao cảnh giác, củng cố những thăng lợi đã giành được, hoàn thành độc lập dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà”.
   Cuối năm 1974 đầu năm 1975, so sánh tương quan lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị Trung ương Đảng phân tích việc địch nhận định sai hướng tiến công của ta, lực lượng của địch ở Tây Nguyên mỏng, bố phòng sơ hở nên quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975. Trận đánh then chốt, mở màn là ở Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975.
   Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, quân ta từ các hướng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, chỉ trong 5 ngày tiến công và nổi dậy ta đã làm chủ hoàn toàn Buôn Ma Thuột. Đến ngày 24/3, ta làm chủ hoàn toàn tỉnh Đăk Lăk. Trận đánh Buôn Ma Thuột là “ một đòn điểm trúng huyệt ” khiến quân nguy đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
   Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ rất gay go, ác liệt, đầy gian khổ, hi sinh nhưng quân và dân Đăk Lăk đã anh dũng, ngoan cường làm nên những chiến công oanh liệt mà đỉnh cao là chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, mở màn cho đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Hình 15. Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên, từ ngày 4/3 đến ngày 3/4 năm 1975 (Nguồn: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam)




    Hình 16. Đại tướng Văn Tiến Dũng nghe đồng chí Bùi San và đồng chí Huỳnh Cần báo cáo kế hoạch tiến công và nổi dậy trong trận Buôn Ma Thuột (Nguồn: Buôn Ma Thuột - Trận đánh lịch sử)


Hình 17. Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk thông qua kế hoạch tiến công và nổi dậy trong trận Buôn Ma Thuột (Nguồn: Buôn Ma Thuột - Trận đánh lịch sử)



 Hình 18. Diễn biến chiến dịch lịch sử mùa Xuân 1975 giải phóng tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Địa Chí Đắk Lắk)



Hình 19. Đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy ở Buôn Ma Thuột (Nguồn: Bảo tàng Đắk Lắk)


Hình 20. Bộ tư lệnh chiến dịch và các Bộ Tư Lệnh sư đoàn tham gia trận đánh Buôn Ma Thuột (Nguồn: Bảo tàng Đắk Lắk)

 IV. Ý nghĩa lịch sử , nguyên nhân thắng lợi

 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc , bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng háng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Đăk Lăk nói riêng , hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , bắt tay xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội trên cả nước . 
 Thắng lợi của quân và dân Đắk Lắk đã góp phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ , viết thêm trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc . Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thắng lợi là nhờ sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Đảng và Bác Hồ , trực tiếp là Đảng bộ địa phương đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo đường lối kháng chiến vào thực tiễn địa phương .
 Quân và dân Đắk Lắk đoàn kết nhất trí , giàu lòng yêu nước , chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc , thống nhất nước nhà . Họ còn nhận được sự giúp đỡ to lớn về nhân , vật lực của quân và dân các tỉnh bạn , đặc biệt là sự giúp đỡ của quân và dân các tỉnh Phú Yên , Quảng Ngãi , Bình Định , . . .

Không có nhận xét nào: