Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Bài 3 : NHÂN DÂN ĐẮK LẮK KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 - 1945)

Đăng bởi   vào  

I. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đắk Lắk (1858 – 1930)

1, Thực dân Pháp xâm lược và cai trị Đắk Lắk

   Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, thực dân Pháp đã buộc triều Nguyễn kí các Hiệp ước năm 1883 và năm 1884, thừa nhận sự thống trị của Pháp.
   Năm 1894, sau khi bình định xong vùng đồng bằng, thực dân Pháp đưa quân lên xâm chiếm Đắk Lắk. Ngày 16 / 10 / 1898, Bulốc (Boulloche - Khâm sứ Trung Ki) buộc triều đình Huế đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp. Năm 1899, người Pháp từ Cam - pu - chia tiền sang chiếm Buôn Đôn, đưa quân đàn áp đồng bảo Ê - đê Kpa, khống chế dân trong vùng. Buôn Đôn được chọn là “ đại lí hành chính ” (thủ phủ đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk), thí điểm cho cuộc bình định ở cao nguyên.
   Ngày 22 / 11 / 1904, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk chính thức được thành lập, lấy Buôn Ma Thuột làm thủ phủ.
   Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chúng ban bố những luật lệ để ngăn cách quan hệ giữa người Kinh với người dân tộc, kích động chủ nghĩa bài người Kinh, thực hiện chiêu bài “ đất Thượng của người Thượng ”, cấm sự giao lưu giữa Đắk Lắk với miền xuôi.
   Về văn hoá, dưới chiêu bài “ không đụng chạm ”, Pháp chủ trương ngân chặn mọi ảnh hưởng từ bên ngoài vào để kìm hãm các dân tộc ở Đắk Lắk trong vòng tối tăm, lạc hậu. Mặt khác, để phục vụ cho mục đích cai trị, chúng an ra chữ viết Ê - đê theo cách La - tinh hoá. Thực dân Pháp còn mở trường đào tạo tay sai, mở bệnh viện phục vụ cho bọn thống trị, xây dựng hệ thống đường sá để vận chuyển tài nguyên, của cải chúng vơ vét được và đối phó với các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc.
   Về kinh tế-xã hội, thực dân Pháp tiến hành cướp đất đai, nương rẫy làm đồn điền trồng cây công nghiệp. Những đồn điền lớn như CADA, CHPI,... chiếm trên 30 000 ha đất tốt chạy dài hàng chục km ven hai quốc lộ 14 và 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng chiếm thêm 200 000 ha để lập đồn điền. Người dân Đắk Lắk bị bần cùng, phải đi tới những nơi hoang vu sinh sống hoặc phải làm thuê cho các đồn điền của Pháp. Ngoài ra, thực dân Pháp còn lập số định từng buôn, bắt người dân nộp thuế, đi xấu, khai khẩn đất hoang cho chúng, thi hành những chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo. Đây là những nguyên nhân trực tiếp khiến đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk cùng với cả nước vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Nhân dân Đắk Lắk đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1930)

   Với truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do, kiên cường và bất khuất, đồng bào các dân tộc Đắk Lắk đã đứng lên chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp ngay từ khi chúng mới đặt chân đến đây.
   Mở đầu cho phong trào chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc khởi nghĩa của N ' Trang Gưh (1887 – 1913). Năm 1899, sau khi chiếm được Buôn Đôn, Buốc gioa (Bourgeois-Công sứ tỉnh Đắk Lắk) xua quân đánh người Ê-đê Kpă. Tháng 3/1900, Buốc gioa đưa quân đánh người Ê-đê Bih ở hạ lưu sông Krông Ana và Krông Nô, bị nghĩa quân của N'Trang Gưh (dân tộc Mnông) đánh đuổi, phải bỏ chạy. Năm 1904, nghĩa quân tấn công đồn Buôn Tuổi rồi thừa thắng tấn công một loạt các đồn khác ngay trong vùng kiểm soát của địch. Thực dân Pháp rất bất an nhưng không thể làm gì trước chiến thuật chiến đấu hiệu quả của nghĩa quân. Cuộc chiến đấu kéo dài 14 năm. Trong thời gian này, vùng hạ lưu sông Krông Ana là khu vực bất khả xâm phạm của người Ê-đệ Bih. Năm 1913, N'Trang Gưh bị Pháp bắt và giết chết.
   Tiếp đó là cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao (1889 – 1905). Ông tên thật là Y Yên, sinh năm 1840 tại buôn Tung (có tài liệu cho là buôn Kô Tam), cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 16 km về phía đông bắc. Năm 1889, thực dân Pháp bắt dân đi phu làm đường và mở đồn điền. Ama Jhao đã tập hợp lực lượng chống lại Pháp, gây cho chúng rất nhiều khó khăn. Tháng 1/1904, Pháp huy động lính từ Huế vào và từ Cam - pu - chia sang đàn áp. Ama Jhao sa vào tay giặc. Ông bị giam giữ và mất trong tù (tháng 3/1905).
   Từ năm 1901 đến năm 1922, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược do các tù trưởng Ôi H'Mai, Ôi H’Phai và MaDla lãnh đạo quanh khu vực sông Krông HNăng (huyện M'Đrắk) đã gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.
   Cuộc khởi nghĩa lớn nhất chống lại ách thống trị của thực dân Pháp ở Đắk Lắk trong những năm đầu thế kỉ XX là cuộc khởi nghĩa NTrang Lơng. Cuộc khởi nghĩa này bùng nổ từ năm 1912 kéo dài tới năm 1935, tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của các dân tộc trong tỉnh nói riêng và của Tây Nguyên nói chung.


Hình 10. Bức hoạ tái hiện cuộc khởi nghĩa N'Trang Lơng (Nguồn : http://www.ptthdaknong.com.vn)

   N’Trang Lơng sinh vào năm 1870, là tù trưởng của bộ lạc Biệt sống ở Bu N'Trang, một làng Mnông thuộc khu vực sông Đắk Rtih ở phía bắc cao nguyên Mnông (nay thuộc tỉnh Đắk Nông). Ông là lãnh tụ khởi nghĩa của người Mnông và Xtiêng. Dưới sự chỉ đạo của N’Trang Lơng, nghĩa quân đã có lúc làm chủ được cao nguyên Mnông, tiêu diệt hàng chục đồn bốt của giặc, diệt hàng trăm tên thực dân trong đó có những tên gian ác khét tiếng như Ăngri Méttrơ (Henri Maitre),... Địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân nằm vắt qua khu vực biên giới giữa Trung Kì, Nam Kì với Cam - pu - chia. Giữa tháng 6/1935, trong một trận chiến ác liệt, N'Trang Lơng bị bắt cùng nhiều thủ lĩnh khác. Ông bị Pháp xử tử vào ngày 25/6/1935. Ông mất đi nhưng tên tuổi của ông mãi mãi được khắc ghi trong lòng đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk.
   Nhân dân Đắk Lắk còn tham gia đấu tranh chính trị do những tri thức người dân tộc lãnh đạo. Đó là phong trào đấu tranh chính trị củaY Jút và Y Út. Đầu tháng 10/1925, hai ông tổ chức đấu tranh công khai và tập hợp được đông đảo học sinh cùng giáo viên trường Pháp – Ê-đê để tham gia biểu tình phản đối công sứ Xabachie (Sabatier), gửi thư tố cáo tội ác của tên này đi khắp nơi. Chính phủ Pháp phải buộc Sabatier rời khỏi Đắk Lắk. Dưới sự dạy dỗ, chỉ bảo của Y Jút, nhiều học trò của ông như Y Wang Mlô, Y Bih Aleo đã trở thành những người lãnh đạo phong trào cách mạng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk sau này.
   Như vậy, ngay từ buổi đầu thực dân Pháp đặt chân đến Đắk Lắk, chúng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của đồng bào các dân tộc. Nhân dân Đắk Lắk đã nêu cao tấm gương bất khuất, kiên cường và lòng dũng cảm, sự hi sinh to lớn cho độc lập tự do của tổ quốc,
3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử
   Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của đồng bào Đắk Lắk cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã tập hợp được đông đảo đồng bào các dân tộc tham gia. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt nổ ra với quyết tâm bảo vệ quê hương, đất nước nhưng trước sau đều thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Các cuộc khởi nghĩa này đều chưa có đường lối chính trị đúng đắn, lực lượng nhỏ yếu và phân tán, chưa liên kết được với các phong trào khác để tạo thành một khối thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là điểm chung của phong trào kháng chiến chống Pháp trong cả nước khi chưa có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
   Mặc dù thất bại, phong trào chống Pháp ở Đắk Lắk cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã tô thăm truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc. Phong trào đã chứng minh được khả năng cách mạng to lớn và sức mạnh dồi dào của đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà.

II. Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930 – 1945)

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Đắk Lắk

‌    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã có sự chú ý đặc biệt tới công tác lãnh đạo, tổ chức và vận động cách mạng trong khu vực đồng bào các dân tộc ít người. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ nhất (năm 1935), Đảng đã khẳng định “lực lượng đấu tranh của các dân tộc thiểu số là một lực lượng rất lớn. Cuộc dân tộc giải phóng của họ là một bộ phận quan trọng trong cuộc cách mạng phản đề và điền địa ở Đông Dương...”.
   Từ đó, Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ cấp thiết là “Các cơ quan chỉ đạo của Đảng, của các đoàn thể cách mạng ở Ai Lao, Cao Miên, các tỉnh như Buôn Ma Thuột, Kon Tum... của các dân tộc thiểu số phải đưa các phần tử hăng hái trong các dân tộc thiểu số vào choán đại đa số”.


Hình 11. Toàn cảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi chưa trùng tu (Nguồn: http://baodaklak.vn)

   Đường lối, chủ trương của Đảng được đồng bào các dân tộc Đắk Lắk tiếp thu qua các chiến sĩ ở Nhà đày Buôn Ma Thuột. Cuối năm 1940, chi bộ Đảng đầu tiên ở Đắk Lắk được thành lập tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tình hình chính trị ở Đắk Lắk. Chi bộ chủ trương: Thông qua đấu tranh với địch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, tìm cách liên lạc với bên ngoài để vận động quần chúng ở thị xã Buôn Ma Thuột, tổ chức vượt ngục để tiếp tục hoạt động, gây dựng phong trào cách mạng trong quần chúng.
   Vừa mới ra đời, chi bộ Đảng đã lãnh đạo toàn thể tù nhân đấu tranh mạnh mẽ, chống lại chính sách dã man của bọn thực dân đối với các chiến sĩ trong Nhà đày. Tiếp thu Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941), chi bộ Đảng khẩn trương xúc tiến bồi dưỡng cán bộ cách mạng, tham gia Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cho đến cuối năm 1944, cơ sở cách mạng được xây dựng trong nhiều đồn điền, nhà máy, bưu điện, bệnh viện, các buôn làng, thị xã, trong anh em lính khố xanh, lực lượng học sinh,...
   Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, thời cơ giành chính quyền đã đến. Thông qua các cơ sở cách mạng, chi bộ Đảng Nhà đày phát động cao trào kháng Nhật cứu nước rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi thả tù chính trị diễn ra sôi nổi vào tháng 4/1945 khiến bạn phát xít và tay sai phải nhượng bộ. Tháng 5/1945, các chiến sĩ cách mạng vừa mới ra khỏi nhà tù đã thành lập Ban lãnh đạo lâm thời tỉnh Đắk Lắk. Thời gian này, một số thanh niên trí thức người Ê-để học ở Trường Y khoa Đông Dương đã kịp thời về tham gia cách mạng và giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận động đồng bào nổi dậy khởi nghĩa. Tháng 8/1945, tình thế cách mạng đã chín muồi, đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

2, Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Đắk Lắk

   Ngày 14/8/1945, Nhật hoàng công bố lệnh đầu hàng các nước Đồng minh vô điều kiện. Cùng ngày, tại thị xã Buôn Ma Thuột, Ban lãnh đạo lâm thời tỉnh triệu tập hội nghị chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 17/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh Đắk Lắk quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở đồn điền CADA, CHPI và một số đồn điền khác,... Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở các đồn điền từ cây số 49 đến cây số 3 thuộc đường 26 và dọc đường số 8 đi buôn Mê Wal (huyện Cư M ' gar).
   Ngay đêm 19/8/1945, tại nhà số 57 Lý Thường Kiệt, thị xã Buôn Ma Thuột, Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk được thành lập do đồng chí Phan Kiệm làm Trưởng ban. Ngày 20/8/1945, một phái đoàn của Tỉnh bộ Việt Minh đến trại lính Nhật đấu tranh bằng biện pháp thương lượng trên những nguyên tắc do ta đưa ra. Quân Nhật phải nhượng bộ. Như vậy, quân Nhật bị cô lập, lực lượng vũ trang của địch bị phân hoá. Đây là sách lược linh hoạt và khôn khéo của Uỷ ban khởi nghĩa, tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu. Cùng ngày 20/8/1945, bọn bù nhìn thân Nhật tập hợp ở sân vận động Buôn Ma Thuột để tổ chức chào cờ quẻ li và tuyên bố cải tổ chính quyền. Khi chúng đang chuẩn bị tổ chức lễ thì phái đoàn Uỷ ban khởi nghĩa của ta xuất hiện, tiến vào lễ đài dưới sự bảo vệ của tiểu đội bảo an binh do Y Blôk Êban chỉ huy. Trước lễ đài, đại diện Việt Minh tuyên bố : “Các đơn vị bảo an và toàn thể nhân dân đã đi theo mặt trận Việt Minh, chính quyền Đắk Lắk đã thực sự về tay nhân dân”. Các chiến sĩ cách mạng và đồng bào kéo thẳng tới nhà đày, phá ngục, giải phóng toàn bộ những người bị giam giữ. Chính quyền thân Nhật bị tê liệt. Ta tuy chưa có bộ máy chính quyền công khai nhưng Tỉnh bộ Việt Minh đã làm chủ tình thế, quần chúng hăng hái tham gia vào các tổ chức cách mạng.
   Ngày 22/8/1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng Lâm thời tỉnh Đắk Lắk được thành lập và quyết định khởi nghĩa giành chính quyền tại thị xã Buôn Ma Thuột. Sáng ngày 24/8/1945, cả thị xã vùng dậy, mọi người đổ xô ra đường phố, bằng cờ, khẩu hiệu được giương cao trên các phố. Đội tự vệ CADA cùng 500 lính bảo an trang bị vũ khí bảo vệ nhân dân tiến về sân vận động thị xã. Đúng 15 giờ, cuộc mít tinh giành chính quyền bắt đầu. Trước sự chứng kiến của hơn 4 000 đồng bào các dân tộc Ê-đê, Mnông, Gia-rai,... đại biểu của Việt Minh tuyên bố xoá bỏ chế độ thống trị của Nhật và tay sai, thành lập chính quyền nhân dân. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên cột cờ trước khán đài. Uỷ ban nhân dân Cách mạng Lâm thời tỉnh Đắk Lắk ra mắt đồng bào. Những khẩu hiệu “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Hoan hô Việt Minh", "Hoan hô chính quyền cách mạng”, “Đả đảo phát xít Nhật" được hô vang. Kết thúc cuộc mít tinh là cuộc biểu tình tuần hành của hơn 4 000 đồng bào các dân tộc, thể hiện quyết tâm và niềm tự hào, sự tin tưởng vào chinh quyền cách mạng.


Hình 12. Nhà số 57 đường Lý Thường Kiệt, Buôn Ma Thuột, nơi diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của Ủy ban Cách mạng Lâm thời tỉnh Đắk Lắk năm 1945

3. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi

   Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, từ đây các dân tộc Đắk Lắk cùng nhân dân cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc găn liền với chủ nghĩa xã hội ; chấm dứt ách đô hộ của thực dân và hàng trăm năm áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân, đưa đồng bào từ địa vị nô lệ trở thành chủ nhân của quê hương, đất nước.
   Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công ở Đắk Lắk chính là nhờ ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết, gắn bó của các dân tộc ở Đắk Lắk trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi đó có sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng bộ địa phương đã thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. Đảng bộ Đắk Lắk đã tập hợp được toàn dân, vận động anh em binh lính, các viên chức nguy quyền đã theo cách mạng, phân hoá, cô lập kẻ thù làm cho cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng.
   Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công còn do yếu tố thuận lợi khách quan. Khi phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, quân Nhật ở Việt Nam nsoi chung và Đắk Lắk nói riêng như rắn mất đầu, bè lũ tay sai hoang mang, dao động. Vì vậy, trong thời gian ngắn nhất, nhân dân Đắk Lắk cùng với nhân dân cả nước, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng đã chớp thời cơ, lật chào cả hệ thống chính quyền phản động tay sai khi chúng có đầy đủ lực lượng  và vũ khí trong tay.

Không có nhận xét nào: