Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018
ĐỊA LÍ DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK
Đăng bởi
TMTT
vào
tháng 11 19, 2018
1. Dân số và tình hình gia tăng dân số
Năm 1975, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk chỉ khoảng 321 nghìn người. Đến khi chia tách tỉnh năm 2004, dân số Đắk Lắk đã hơn 1, 63 triệu người. Đây là thời kì tăng nhanh dân số mà nguyên nhân chủ yếu là do chuyển cư từ Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ vào xây dựng kinh tế vùng Tây Nguyên. Từ năm 2004 đến nay, gia tăng dân số của tỉnh Đắk Lắk do hai nguyên lệ tăng dân số tự nhiên và di dân đến ngoài kế hoạch.
Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk khoảng 1, 3%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước. Năm 2015, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn (1, 18%) cao hơn khu vực thành thị (1, 07%).
Đến năm 2015, Đắk Lắk có hơn 1,85 triệu người (trong đó, nữ chiếm 49,68% tổng số dân).
2. Phân bố dân cư
Năm 2015, Đắk Lắk có mật độ dân cư khá thưa thớt (141 người/km2), thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước (277 người/km2).
Dân cư Đắk Lắk phân bố không đồng đều theo lãnh thổ : giữa thành thị và nông thôn ; giữa các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển dân cư và lao động trong tỉnh là rất cần thiết.
Trong từng huyện thị mật độ dân số tập trung cao ở các tr huyện li, thị trấn dọc theo các trục lộ giao thông chính qua huyện (quốc lộ hoặc tỉnh lộ), các khu vực khác dân cư thưa thớt.
a) Nguồn lao động
Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh Đắk Lắk tương đối dồi dào và tăng nhanh.
Nguồn lao động của tỉnh tăng nhanh, tăng từ 0, 95 triệu người (ng. 2010) lên 110 triệu người (năm 2015), trong đó, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm 7, 46%, ngoài Nhà nước 92, 47%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,07%.
Trong giai đoạn 2011- 2015, lực lượng lao động của tỉnh tăng khả nhanh, bình quân hằng năm tăng gần 31 nghìn người. Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm gần 77% tổng số lao động toàn tỉnh.
Ở khu vực nông lượng lao động tăng thêm gần gấp đô so với khu vực thành thị, tăng hơn 84 nghìn lao động trong giai đoại 2011 - 2015. Do vậy trong thời gian tới, tỉnh cần ưu tiên công tác đó tạo, nâng cao tay nghề, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động, gia quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, nhất là các vùng và vùng biên giới.
b) Việt làm
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn được tỉnh quan tâm. Tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm nhanh, giảm từ 3,02% (năm 2013) xuống còn 2, 11% (năm 2015).
Đời sống người dân từng bước được cải thiện, các địa phương làm tốt công tác tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. của tỉnh
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, giảm từ 21,9% (năm 2010) xuống còn 10,0% (năm 2015).
4. Thành phần dân tộc
Đến năm 2010, dân cư tỉnh Đắk Lắk là cộng đồng gồm 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Việt (Kinh) chiếm 67%, các dân tộc ít người như Ê - đê, Mnông, Gia - rai, Tày, Thái, Nùng,... chiếm 33% dân số.
Ê- dê, Mnông, Gia - rai là các tộc người tại chỗ, đa phần còn lại là các dân tộc di dân đến trong nhiều thời kì khác nhau, nhất là sau ngày thống nhất đất nước (30/04/1975).
Đa số đồng bào các dân tộc ít người cư trú ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá còn gặp không ít khó khăn, thiếu thốn. Mỗi dân tộc đều có những sắc thái văn hoá riêng được hình thành lâu dài trên những tương đồng văn hoá chung của cả tỉnh, tạo nên một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mang đậm sắc màu văn hoá tỉnh nhà, góp phần làm giàu đời sống văn hoá Tây Nguyên.
5. Văn hoá - Giáo dục - Y tế
a) Văn hóa
Tỉnh Đắk Lắk có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể hình thành trong quá trình khai phá lãnh thổ, chống ngoại xâm và xây dựng, phát triển quê hương của nhiều thế hệ người Việt và các dân tộc anh em.
Các di tích, di sản văn hoá của tỉnh Đắk Lắk đang được gìn giữ, tôn tạo ; các lễ hội văn hoá dân gian, lễ hội văn hoá du lịch,... được tổ chức hằng năm, góp phần nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân địa phương, đồng thời tạo tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.
b) Giáo dục
Hệ thống giáo dục của tỉnh Đắk Lắk phát triển tương đối hoàn chỉnh, từ mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp, phân bố rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.
Trong thời gian gần đây, các chỉ số tiêu biểu của ngành giáo dục như tỉ lệ huy động trẻ đến trường, trường học đạt chuẩn quốc gia, học sinh giỏi cấp quốc gia, tỉ lệ đỗ đại học, cao đẳng hằng năm,... đều tăng
c) Y tế
Trong những năm qua, hệ thống y tế của tỉnh Đắk Lắk được phát triển tốt, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng cao. Trên địa bàn tỉnh có 26 bệnh viện, 100% xã, phường có trạm y tế và có bác sĩ phụ trách ; có gần 5000 giường bệnh và hơn 5000 cán bộ ngành y (trong đó có 1311 bác sĩ).
Thành quả của công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế cộng đồng đã tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống nhân dân trong tỉnh.
Không có nhận xét nào: