Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

A . KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TỈNH ĐĂK LĂK - ( 1965 – 1975 )

Đăng bởi   vào  

A . KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TỈNH ĐẮK LẮK - ( 1965 – 1975 ) 



Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) thuộc các xã Cư Pui, Yang Mao và Hoà Phong, huyện Krông Bông với các địa điểm tiêu biểu như : Cơ quan Tinh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (buôn Đắk Tuộr, xã Cư Pui) ; nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lân thứ IV (buôn Mnang Dơng, xã Yang Mao) và nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (buôn H ' Ngô A, xã Hoà Phong). Ngoài ra, trong thời kì chống Mĩ, các ban, ngành, lực lượng vũ trang của tinh cũng đều đóng tại các xã Hoà Phong, Hoà Lễ, Cư Drăm, Cư Pui, Yang Mao mà trung tâm là khu vực Đắk Tuổr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.

I . Những sự kiện , nhân vật lịch sử liên quan đến Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975)

      Đầu năm 1960, để đẩy mạnh phong trào cách mạng ở các địa bàn phím nam tính Đak Lắk, Liên Khu uỷ V quyết định chua tinh Đak Lak làm bún đơn Vì nêng B3, B4, B5, B6, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Liên minh lý và Liên Khu uỷ V. Ngày 9/5 1965, B5 (phía nam đường 21) được giải phóng.

   Đệ thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo trong toàn tỉnh Đắk Lắk, tháng 10 1965, Khu uý V quyết định hợp nhất B3, B5 thảnh tỉnh Đắk Lắk Tỉnh uỷ mới do đồng chí Nguyên Liên (Bôn Đạo), Bí thư B5, làm Bí thư Tỉnh uỷ Tinh Đăk Lik từ nay trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Khu uỷ V.

    Sau khi hợp nhất, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định chuyên cơ quan Tình uỷ cùng tất cả các cơ quan, ban ngành và lực lượng vũ trang của tinh vào cảnh Nam (phía nam đường 20 đề trực tiếp chỉ đạo triển khai kế hoạch chống địch càn quét, bảo vệ, xây dựng vùng mới gian phòng và từng bước xây dựng vùng này thành căn cứ cách mạng vững chắc, nối liền với Khu căn cứ không chiến Cư Ju Dlie Ya (cánh Bắc) thành một khu căn cứ cách mạng khoản chinh của tỉnh. Khu căn cứ kháng chiến tranh Đắk Lắk hình thành kể từ đó.

   Đến tháng 6/1966, tất cả cơ quan, ban, ngành và lực lượng vũ trang của tỉnh đã lần lượt chuyển vào cánh Nam.

   Tháng 7/1966, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III khai thác tại Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975). Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện được củng cố, tăng cường nhằm bảo vệ vùng giải phóng và đẩy mạnh tấn công giành thể chủ động trên chiến trường.

   Cuối năm 1967, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và lực lượng vũ trang đã phối hợp với lực lượng du kích và nhân dân tiếp tục làm công tác để phòng dịch càn quét, đánh phá trong vùng căn cứ để phục vụ kịp thời cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

  Đêm 29/1/1968, tại vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975), toàn thể quần chủng tham gia lực lượng đấu tranh chính trị từ các xã Khuê Ngọc Điền, Phước Trạch, buôn Lum, buồn H' Ngô, buôn Mnang Dơng, buôn Đắk Tur, buôn Cư Drăm,... dưới sự hướng dẫn của các đội công tác đã tập trung về Vụ Bổn, sắp xếp lại đội ngũ, chuẩn bị lương khô, mang cỞ, khẩu hiệu, sẵn sàng lên đường.

   Một giờ sáng ngày 30/1/1968, ngay sau khi lực lượng vũ trang ta nổ sủng tấn công đồng loạt các mục tiêu tại Buôn Ma Thuột, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ của Khu căn cứ xuất quân tử Vụ Bản. Dù kẻ thủ chống trả quyết liệt nhưng đồng bào và các chiến sĩ vẫn không ngần ngại tiến lên. Tấm gương hi sinh oanh liệt của Má Hai, chị H'Lanh, anh Bùi Thế Châu, anh Dũng, anh Đạt và trên 1 600 đồng bào trong cuộc đấu tranh chính trị tại cửa ngõ Buôn Ma Thuột và của các đồng chí Long, Nhạn trên hướng tấn công vào Kim Châu Phát đã tô thắm tinh thần, ý chí cách mạng phi thường của quân dân vùng căn cứ kháng chiến cánh Nam.

   Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân toàn tỉnh nói chung và quân dân vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) nói riêng đã giành được thắng lợi quan trọng, góp phần đánh bại ý chỉ xâm lược của đế quốc Mĩ và làm cho bộ máy nguy quân, nguy quyền ngày càng rệu rã.

   Từ sau Tết Mậu Thân 1968 đến năm 1969, địch liên tục điều chỉnh lại thế trận phòng thủ, tập trung nỗ lực bảo vệ thị xã Buôn Ma Thuột. Lúc này, vùng giải phóng Krông Bông vẫn là mục tiêu định phả quyết liệt của Mĩ - ngụy Đặc biệt, lần đầu tiên Mĩ – ngụy dùng máy bay B52 ném bom nhằm hủy diệt Cơ quan Tỉnh uỷ và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh từ buôn Đắk tuôr đến địa bàn buôn H'Ngô - Khuê Ngọc Điền. Trong năm 1968, chúng đã 12 lần rãi chất độc vào vùng giải phóng của ta.

  Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo giữ vững vùng căn cứ và các vùng đang làm chủ, vùng giải phóng và kiên quyết, chủ động đánh địch mạnh hơn bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

  Tháng 4/1960, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV được triệu tập tại buôn M'nang Dong. Để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách do Đại hội đề ra, ta Tranh thủ mọi khả năng, lực lượng vẫn có, kiện toàn một bước công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hệ thống chính trị trong vùng căn cứ, không thời tập trung xây dựng lực lượng  vũ trang, đồng thời nâng cao chất lượng của phong trào chiến tranh du Kích, sẵn sàng đập tan âm mưu lấn chiếm của dịch bảo vệ vững căn cứ, vùng giải phóng,....

 Các trạm hành lang được củng cố, phục vụ cho yêu cầu giao thông vận tải, liên lạc ngay càng cao. Hai tuyển hành lang huyết mạch từ phía bắc đường 21 (T54) và buôn Khóa (T47) xuống Khánh Hoà và từ Đắk Mil qua Lắk xuống Khuê Ngọc Điền luôn được giữ vững, đảm bảo vận chuyển công văn, tài liệu và vũ khí phục vụ kịp thời cho các chiến dịch.

   Trong năm 1969, trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng phát triển, Ban huy động nhân lực tỉnh phối hợp chặt chẽ với các  huyện huy đọng sự đóng góp của nhân dân và nhận được hàng trăm tấn gạo. ngô, sắn khô từ các đồn điền, dich điền để phục vụ kháng chiến.

  Tháng 10 1971, Đảng bộ tỉnh tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ V tại buôn H'Ngô A. Sau kì Đại hội, tình hình chiến trường Tây Nguyên có nhiều diễn biến có lợi cho ta Cuối năm 1971, Thương vụ Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu V quyết định chuẩn bị cho cao trào tấn công và nổi dậy năm 1972. tỉnh ủy vừa động viên đẩy mạnh phong trào sản xuất vừa thu mua lương thực trong các vùng dinh điền, đồn điền và đẩy mạnh phong trào sản xuất vũ khí tự thu nhặt bom đạn lép của địch (cho các xưởng quân giới lấy thuốc sản xuất thủ pháo, lựu đạn bộc phá, mìn cho chống tăng...) để cung cấp cho các lực lượng chiến đầu.

  Thời điểm này, Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) còn tập trung cho một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng, đó là chuẩn bị mọi mặt để chống âm mưu “ chiếm đất giành dân ” của địch khi có Hiệp định Pa - ri.

 Đầu năm 1972, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, các lực lượng vũ trang tỉnh chuyển ra chiến trường trọng yếu ở phía bắc, chiếm lĩnh nhiều địa bàn chiến lược ở đông Cheo Reo, đồng Buôn Hồ, phía nam và phía bắc đường 21.

   Giữa năm 1972, Cơ quan Tỉnh uỷ, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang tại Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Dắk Lắk (1965 – 1975) được chuyển ra vùng căn cứ kháng chiến Cư Jũ – Dliê Ya (căn cứ cánh Bắc của tỉnh). Tại vùng căn cứ kháng chiến cánh Nam, Tỉnh uỷ vẫn để lại một bộ phận thuộc lực lượng vũ trang để cùng đồng bào, dân quân, du kích làm nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng căn cứ, sản xuất dự trữ lương thực, quản lí kho tàng, quản lý trại hàng binh,... 

   Từ sau Hiệp định Pa - ri (27/1/1973), địch không còn đủ sức đánh phá, luồn sâu vào Krông Bông nên thực hiện âm mưu bao vây, phong toà vùng căn cứ địa cách mạng rất gắt gao. Đảng bộ tỉnh và Tỉnh đội đã kịp thời có chủ trương ứng phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch, nhanh chóng điều chỉnh lại lực lượng trên chiến trường, đầu tranh giữ vững ngọn cờ hoà bình, kiên quyết giành thể chủ động trên chiến trường.

     Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) không những huy động tối đa nguồn cán bộ tại chỗ tăng cường cho cảnh Bắc mà còn giúp các huyện về công tác huấn luyện cán bộ, cung cấp hậu cần, in hàng vạn tờ truyền đơn phục vụ công tác địch vận và tuyên truyền về Hiệp định Pa - ri.

    Đến giữa năm 1974, địa bàn Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đăk Lăk. (1965 – 1975) được kiện toàn gồm 8 xã người Kinh, 5 xã đồng bào dân tộc Với 24 buôn. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc, công tác văn hoá và giáo dục thường xuyên được chăm lo, Sản xuất tiếp tục đạt thành tích lớn. Đồng bào vùng căn cứ đã nỗ lực vượt qua nạn đói. Sản xuất tự túc của cán bộ, bộ đội cũng có bước đi lên. Đồng thời, tuyến đường huyết mạch từ Khuê Ngọc Điền vào tận Tang Rang. Ma Phu, buôn Kiểu được mở, đã đảm bảo cho xe tải có thể vận chuyển hàng hoá vào sâu trong căn cứ vào vực tây Khánh Hoà Ninh Thuận phục vụ cho các chiến trường tỉnh bạn

   Tháng 2/1975, Bộ Chính trị và Quản lý Trung ương quyết định Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên năm 1975. Trong vùng căn cứ, tỉnh ủy triệu tập Hội nghị quân dân chính đảng quán triệt chủ trương của Trung ương và phát động các ban ngành, các lực lượng bị phối hợp với chiến dịch.

   Từ ngày 5 đến ngày 10/3/1975, lực lượng vũ trang của vùng căn cứ và bị đội H9 đã đánh hơn 20 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

   Ngày 10/3/1975, ta tấn công đồng loạt từ nhiều hướng vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đến chiều ngày 11/3/1975, toàn bộ các mục tiêu trọng yếu của địch trong thị xã bị tiêu diệt. Bộ đội ta khống chế sân bay Hoà Bình, tiếp tục truy kích tiêu diệt địch, giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột và bẻ gãy các đợt phản công của địch, mở màn thắng lợi cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.

II . Vai trò của Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk ( 1965 – 1975 ) trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 

- Khu căn cứ kháng chiến tinh tắk Lắk (1965 - 1975) tuy dân số không đông nhưng phạm vi đất đai rất rộng, là địa bàn thuận lợi cho việc trả dóng quân, tiến hành sản xuất, chỗ dựa vững chắc của lực lượng cách mạng.Từ năm 1965 đến năm 1975, nơi đây là trung tâm đầu não của tình Đắk Lắk. Cơ quan Tỉnh uỷ cùng các cơ quan, ban, ngành và lực lượng vũ trang đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng tỉnh bằng chủ trương, sách lược, biện pháp cụ thể với phương pháp cách mạng đúng đắn qua từng thời kì, từng giai đoạn, kết hợp chặt chẽ ba thứ quân, đánh địch bằng hai chân (chính trị, quân sự), ba mùi giáp công trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng băng, đô thị) để giành thắng lợi cuối cùng, Cụ thể :

 + Trong những năm 1965 – 1968, để chống lại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ, quân dân Khu căn cứ kháng chiến tình Đắk Lắk nói riêng và quân dân toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung, đã vượt qua nhiều gian khổ ác liệt, giữ vững thế chủ động tấn công địch. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân dân khu căn cứ và các huyện, thị xã trong tỉnh đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Mĩ – ngụy, đánh bại ý chí xâm lược của Mĩ, đưa phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới : Giai đoạn các lực lượng vũ trang chủ động tiến công địch trên khắp các chiến trường.

 + Trong những năm 1969 – 1972, quân dân vùng căn cứ kháng chiến đã anh dũng, kiên cường đấu tranh, bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ, góp phần quan trọng đánh thăng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ - ngụy

 + Trong những năm 1973 – 1975, quân dân Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) đã khắc phục các khó khăn để chuẩn bị và cung cấp sức người, sức của cho chiến trường, góp phần làm nên chiến thẳng lịch sử Xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất nước nhà.

 - Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) là đầu mối của nhiều tuyến giao thông trọng yếu thuộc hành lang chiến lược Bắc - Nam, Đông Tây, bảo đảm sự chỉ đạo thông suốt của tỉnh, của Trung ương, giữ vững đầu mối giao thông liên lạc, vận chuyển vũ khí và đưa đón cán bộ, bộ đội từ Khu V vào miền Dông Nam Bộ, tạo cơ sở vật chất và cán bộ giúp đỡ cho các tỉnh bạn ở phía nam như Quảng Đức và một phần cho Lâm Đồng : đảm bảo các đường vận chuyển hàng viện trợ cho các tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.

 - Khu căn cứ là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III (7/1966), lần thứ IV (4/1969) và lần thứ V (10/1971).

 - Các cán bộ, chiến sĩ, đảng viên của Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) ngày đêm sát cánh với công bảo các dân tộc để đấu tranh, xây dựng căn cứ, nêu cao tinh thần tự lực tự cường trong việc phát triển sản xuất và hậu cần nhằm đáp ứng về lương thực, thực phẩm (ngô, khoai, sắn, gạo, muối), vũ khí tự chế (bàn chông, thử pháo, lựu đạn) và quân tự trang (quần áo, tăng võng, chăn màn, bao bì) phục vụ cho chiến trường.

 - Tuy điều kiện vô cùng khó khăn gian khổ nhưng việc chăm sóc sức khoẻ, tổ chức văn nghệ, thông tin tuyên truyền, bình dân học vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc ít người, giải quyết nạn đói cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tại vùng căn cú kháng chiến cánh Nam vẫn được tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành hết sức chú ý nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng căn cứ.

   - Xây dựng khu căn cứ khánh chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) cũng chính là xây dựng cơ sở chính trị vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các dân tộc Ê-đê, Mnông, góp phần cũng cố chính quyền cách mạng, xây dựng các đoàn thể quần chúng, xây dựng Đảng.

    Với những vai trò nêu trên, Khu căn cứ kháng cho an tỉnh Đắk Lăk (1965 – 1975) đã góp phần quan trọng vào lăng lợi của cách mạng thì nói riêng và cả nước tới chung.

III.Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk ( 1965 - 1975 )- địa chỉ để giáo dục truyền thống cách mạng tỉnh Đắk Lăk 

   Từ năm 1965 đến năm 1975, Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk  (1965 1975)  giữ vai trò là căn cứ địa cách mạng trung tâm đầu não của tỉnh, phản ánh trung thực sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trực tiếp là tỉnh ủy Đắk Lắk đối với các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Đắk Lắk

   Đây là nơi đứng đầu Cơ quan  Tỉnh uỷ, các cơ quan ban, ngành tỉnh là đầu mối của nhiều tuyến, giao thông trọng yếu thuộc đường hành lang chiến lược : Bắc – Nam, Đông Tây, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Trung ương đảng, sự chi viện sức người, sức của và các phương tiện chiến tranh cho chiến trường miền Nam. Đó chính là đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc cùng căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (cánh Nam) đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước,

    Đồng thời, qua những thử thách gay go, ác liệt, nhất là đối mặt với những âm mưu, thủ đoạn đánh phá của Mi - nguy, các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở căn cứ kháng chiến tinh Đắk Lắk (1965 – 1975) đã kiên cường. anh dũng xây dựng, bảo vệ căn cứ kháng chiến, giành dân, mở rộng vùng giải phóng Diều đó đã điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân các dân tộc trong tỉnh đi tử thắng lợi này đến thắng lợi khác, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất nước nhà.

   Chiến tranh dã lùi xa nhưng Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) vẫn mãi là dấu ấn lịch sử quan trọng, minh chứng cho truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk. Trực tiếp gắn bó, chiến đấu, công tác và chứng kiến sự phát triển của Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) là những con người đã đi vào lịch sử như đồng chí Y Ơn, Y Thuyên (dân tộc Mông), đồng chí Võ Sanh (tức AMa Tồn), đồng chí Lê Hữu Kiếm, Má Hai (tức liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởn).

    Hơn nữa, do dựa lưng vào dãy Chư Yang Sin, dãy núi được lệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên nên ngoài giá trị về lịch sử, văn hoá, Khu căn cứ còn lại là những giá trị thẩm mĩ, khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vị và hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Đây là nơi lý tưởng cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên đến tham quan, nghiên cứu.

   Tóm lại, Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) là một trong, những địa chỉ đỏ tri ân xương máu của những lớp người đi trước, giáo dục về ý chí quật cường, tinh thần cách mạng tan cả, truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Đắk Lắk nói riêng và tuổi trẻ cả nước nói chung. Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) được Bộ Văn hoá. Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 822/QĐ - BVHTTDL, ngày 9/3/2017.

Không có nhận xét nào: