Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

3. THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Đăng bởi   vào  

3. THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
 Diện tích: 377,8 km 
Số dân: 355 674 người (năm 2015) 
 1. Vị trí địa lí 

   Thành phố Buôn Ma Thuột năm ở trung tâm tỉnh Đắk Lắk. Phía đông giáp các huyện Cư Kuin, Krông Pắc, phía tây giáp tỉnh Đắk Nông ; phía nam giáp huyện Krông Ana, phía bắc giáp các huyện Cư M'gar, Buôn Đôn.

 2. Thế mạnh kinh tế 

   Với lợi thế là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của tỉnh Đăk Lắk và cả vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột là nơi tập trung nhiều cơ quan, công sở, trường học và các cơ sở sản xuất kinh tế quan trọng, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu  (gỗ  thành phẩm, nông sản, hàng tiêu thu công nghiệp,...).


Bưu điện tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: http://wikimapia.org)


Ngã sáu trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Nguồn: http://baodauthau.vn)



   Nhiều trung tâm thương mại, văn hoá, dịch vụ (hệ thống chợ, ngân hàng, bưu điện, cơ sở du lịch,..) đã và đang được xây dựng. Đây cũng là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên.
   Năm 2015, thành phố Buôn Ma Thuột dẫn đầu toàn tỉnh về giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch và nhiều lĩnh vực kinh tế khác.
   Nhờ thiên nhiên ưu đãi khí hậu trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp,...), người dân hiền hoà, mến khách nên thành phố Buôn Ma Thuột đã trở thành điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng. Nhiều công trình phục vụ cho việc nghỉ dưỡng, du lịch dã và đang được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

4

Bảo tàng Đắk Lắk tại thành phố Buôn Ma Thuột (Nguồn: http://thegioidisan.vn)

   Đến với thành phố Buôn Ma Thuột, du khách sẽ có dịp tìm hiểu nền văn hoá đặc sắc của các dân tộc bản địa, kho tàng văn hoá phi vật thể Tây Nguyên (không gian văn hoá cồng chiêng, các loại hình văn học dân gian truyền miệng (sử thi, trường ca, truyện cổ,...), tượng gỗ dân gian, tượng nhà mồ, nhà rông,...), di tích lịch sử (Nhà dày Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao, Biệt điện Bảo Đại, Tượng đài Mậu Thân 1968,...)
   Ngoài ra, thành phố Buôn Ma Thuột còn nổi tiếng trong nước và thế giới với nhiều loại cà phê mang hương vị đặc trưng của vùng đất đỏ ba dan trù phú....


Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V, năm 2015 (Nguồn: http://www.vietnamtourism.com)

   Thời gian gần đây, Buôn Ma Thuột đã du nhập thêm nhiều thương hiệu cà phê từ khắp nơi trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước, tiến đến thành lập Bảo tàng cà phê đầu tiên trên thế giới. Mời bạn bè, người thân thưởng thức cà phê đã trở thành một nét văn hoá rất đặc trưng của người dân vùng đất này.

Buôn Ma Thuột Từ Năm 1957 Đến 1994

Không có nhận xét nào: