Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

B . ĐẮK LẮK TỪ SAU NGÀY MIỀN NAM GIẢI PHÓNG ĐẾN NAY

Đăng bởi   vào  

B . ĐẮK LẮK TỪ SAU NGÀY MIỀN NAM GIẢI PHÓNG ĐẾN NAY

   I. Đắk lắk 10 năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam ( 1975 - 1985 ) 

 Sau ngày miền Nam  hoàn toàn giải phóng, tỉnh Đắk Lắk cùng với miền Nam nói riêng và cả nước nói chung chuyển sang, nhiệm vụ mới là tiến lên xây dựng đất nước theo hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

   Đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk bắt tay vấn xây dựng kinh tế xã hội với những thuận lợi rất cơ bản nhưng, đồng thời cũng gặp những khó khăn, thách thức hết sức to lớn và cấp bách.

    Thuận lợi là cả nước đã thống nhất, có hoà bình, độc lập, tự do. Thương vụ Tinh ủy sâu sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân phấn khởi, tự hào bắt tay vào  Xây dựng quê hương.

    Đắk Lắk cùng đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn, trước hết là tình là tình kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá, thêm vào đó là nhũng hậu quả do chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp và  đế quốc Mĩ để lại.

   Tin hình chính trị và trật tự xã hội trong tỉnh những năm đầu sau giải phóng hết sức phức tạp. Bọn phản động do Mĩ cài lại, đặc biệt là tổ chức phản động Fulro tiếp tục chống phá quyết liệt. Trong khi đó, lược lượng cán bộ của tỉnh còn quá ít, nhiều địa bàn trong tỉnh chưa có dân và chưa được kiểm xoát chặt chẽ. Vì thế, nhiệm vụ nặng nề và cấp bách là lãnh đạo, cán bộ và nhân dân trong tỉnh lúc bấy giờ là khẩn chương khôi phục và phát triển kinh thế, văn hóa đồng thời cũng cô an ninh chính trị.

   Dưới sự lãnh đạo của cán bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Đắk lắk đã thực hiện cải tạo và xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho bộ mặt tỉnh bước đầu có sự thay đổi sâu sắc.

   Phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh rế, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong tĩnh đã tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai hoang phục hóa, không ngừng mở rộng diện tích sản xuất. Sản lượng lương thực hằng năm được nâng cao, căn bản đáp ứng được nhu cầu về lương thực cho nhân dân, đặc biệt đã giải quyết được nạn đói kinh niên của đồng bào các dân tộc. Mức đóng góp lương thực cho Nhà nước hằng năm đều tăng. Năm 1975: 4 700 tấn; năm 1977: 10 190 tấn; năm 1982: 30 243 tấn (tăng 6, 4 lần so với năm 1975). Diện tích các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngăn ngày và dài ngày cũng phát triển nhanh, Các nghề nuôi cá, nuôi ong, nuôi gà, vịt,... cũng phát triển mạnh và trở thành phong trào trong nhân dân.

 - Với sự cố gắng của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân, việc thực hiện các mục tiêu văn hoá, xã hội đã thu được những thành tựu bước đầu. Đời sống của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, chương trình chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều thành tựu. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo phát triển với số học sinh đến trường đạt tỉ lệ cao. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc từng bước đi vào ôn định, sống định canh, định cư và phát triển kinh tế vườn. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện hơn rất nhiều so với trước giải phóng.

    II . Đắk Lắk trong thời kỳ đổi mới ( từ năm 1986 đến nay )

     Tình hình trong nước và thế giới vào thập niên 80 có những thay đổi và chuyển biến mau lẹ đã đặt ra yêu cầu đổi mới đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam(tháng 12 / 1986) đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của lịch sử, là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyên mình của đất nước sang thời kì đổi mới. Quá trình đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống tuy có nhiều khó khăn phức tạp nhưng với tinh thần đổi mới, đoàn kết, kiên trì, phấn đấu, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao ý chí tự lực tự cường, khẩn trương bắt tay thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và thu được thành quả lớn trên nhiều lĩnh vực. Qua hơn 30 năm đổi mới, mặc dù đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn nhưng những chuyển biến về đời sống xã hội là rất đáng ghi nhận. Mọi mặt của đời sống đều có những thay đổi tốt đẹp so với thời gian trước đổi mới và vượt xa so với trước năm 1975. Vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có sự thay đổi và phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Sự nghiệp y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng đạt nhiều thành tựu. Đời Sông nhân dân trong tỉnh được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

     Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh Đắk Lắk cũng gặp những khó khăn thách thức đó là địa bàn phức tạp, dân cư phân bố không đều, cơ sở hạ tảng kinh tế - xã hội nhìn chung còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa một bộ phận nhân dân(nhất là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số) so với các tầng lớp khác còn khá xa. Tuy nhiên, những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở Đắk Lắk thời gian qua đã khơi dậy những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Những chủ trương đó đã thực sự tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, Tầng cao đời sống nhân dân.


Toàn cảnh ngã sáu Buôn Ma Thuột


Cà phê, cây công nghiệp chủ lực của Đắk Lắk

Không có nhận xét nào: