Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Giới Thiệu Về Trang Web lichsudaklak.blogspot.com


http://lichsudaklak.blogspot.com là trang web hỗ trợ học tập lịch sử, địa lí địa phương Đắk Lắk do Trần Minh Thiện và Vương Đình Bảo Long xây dựng và phát triển nhằm tạo thêm một kênh thông tin để những người yêu mến Đắk Lắk, các em học sinh muốn học tốt hơn môn lịch sử và địa lí địa phương Đắk Lắk có thêm thông tin tra cứu, cũng như là một cách thể hiện tình yêu của tôi đối với mảnh đất Đắk Lắk nơi tôi sinh ra và lớn lên.
Để thực hiện được trang web này tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy Hà Anh Tuấn đã giúp đỡ chúng tôi về mặt kĩ thuật; Thầy Nguyễn Đạt Thành đã cố vấn về phần Địa Lí; Cô Huỳnh Thị Kim Huệ đã cố vấn về phần Lịch sử.

Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ đổi tên http://lichsudaklak.blogspot.com thành http://diachidaklak.com  để tiện cho các bạn ghi nhớ. Đồng thời sẽ đến tận nơi các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội… tại Đắk Lắk để quay video giúp các bạn có cái nhìn chân thực hơn nữa về lịch sử, địa lí Đắk Lắk.

Và…cuối cùng, cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang web của chúng tôi. Hi vọng một ngày gần nhất bạn sẽ đặt chân lên đất Đắk Lắk.


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tài liệu dạy - học Lịch Sử địa phương tỉnh Đắk Lắk ( sử dụng trong các trường tiểu học )
[2] Tài liệu dạy - học Lịch Sử địa phương tỉnh Đắk Lắk ( sử dụng trong các trung học cơ sở )
[3] Tài liệu dạy - học Địa Lí địa phương tỉnh Đắk Lắk  ( sử dụng trong các trường tiểu học )

[4] Tài liệu dạy - học Địa Lí địa phương tỉnh Đắk Lắk ( sử dụng trong các trường trung học cơ sở )
[5] Địa Chí Đắk Lắk

  



B . ĐẮK LẮK TỪ SAU NGÀY MIỀN NAM GIẢI PHÓNG ĐẾN NAY

B . ĐẮK LẮK TỪ SAU NGÀY MIỀN NAM GIẢI PHÓNG ĐẾN NAY

   I. Đắk lắk 10 năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam ( 1975 - 1985 ) 

 Sau ngày miền Nam  hoàn toàn giải phóng, tỉnh Đắk Lắk cùng với miền Nam nói riêng và cả nước nói chung chuyển sang, nhiệm vụ mới là tiến lên xây dựng đất nước theo hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

   Đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk bắt tay vấn xây dựng kinh tế xã hội với những thuận lợi rất cơ bản nhưng, đồng thời cũng gặp những khó khăn, thách thức hết sức to lớn và cấp bách.

    Thuận lợi là cả nước đã thống nhất, có hoà bình, độc lập, tự do. Thương vụ Tinh ủy sâu sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân phấn khởi, tự hào bắt tay vào  Xây dựng quê hương.

    Đắk Lắk cùng đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn, trước hết là tình là tình kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá, thêm vào đó là nhũng hậu quả do chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp và  đế quốc Mĩ để lại.

   Tin hình chính trị và trật tự xã hội trong tỉnh những năm đầu sau giải phóng hết sức phức tạp. Bọn phản động do Mĩ cài lại, đặc biệt là tổ chức phản động Fulro tiếp tục chống phá quyết liệt. Trong khi đó, lược lượng cán bộ của tỉnh còn quá ít, nhiều địa bàn trong tỉnh chưa có dân và chưa được kiểm xoát chặt chẽ. Vì thế, nhiệm vụ nặng nề và cấp bách là lãnh đạo, cán bộ và nhân dân trong tỉnh lúc bấy giờ là khẩn chương khôi phục và phát triển kinh thế, văn hóa đồng thời cũng cô an ninh chính trị.

   Dưới sự lãnh đạo của cán bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Đắk lắk đã thực hiện cải tạo và xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho bộ mặt tỉnh bước đầu có sự thay đổi sâu sắc.

   Phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh rế, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong tĩnh đã tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai hoang phục hóa, không ngừng mở rộng diện tích sản xuất. Sản lượng lương thực hằng năm được nâng cao, căn bản đáp ứng được nhu cầu về lương thực cho nhân dân, đặc biệt đã giải quyết được nạn đói kinh niên của đồng bào các dân tộc. Mức đóng góp lương thực cho Nhà nước hằng năm đều tăng. Năm 1975: 4 700 tấn; năm 1977: 10 190 tấn; năm 1982: 30 243 tấn (tăng 6, 4 lần so với năm 1975). Diện tích các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngăn ngày và dài ngày cũng phát triển nhanh, Các nghề nuôi cá, nuôi ong, nuôi gà, vịt,... cũng phát triển mạnh và trở thành phong trào trong nhân dân.

 - Với sự cố gắng của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân, việc thực hiện các mục tiêu văn hoá, xã hội đã thu được những thành tựu bước đầu. Đời sống của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, chương trình chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều thành tựu. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo phát triển với số học sinh đến trường đạt tỉ lệ cao. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc từng bước đi vào ôn định, sống định canh, định cư và phát triển kinh tế vườn. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện hơn rất nhiều so với trước giải phóng.

    II . Đắk Lắk trong thời kỳ đổi mới ( từ năm 1986 đến nay )

     Tình hình trong nước và thế giới vào thập niên 80 có những thay đổi và chuyển biến mau lẹ đã đặt ra yêu cầu đổi mới đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam(tháng 12 / 1986) đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của lịch sử, là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyên mình của đất nước sang thời kì đổi mới. Quá trình đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống tuy có nhiều khó khăn phức tạp nhưng với tinh thần đổi mới, đoàn kết, kiên trì, phấn đấu, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao ý chí tự lực tự cường, khẩn trương bắt tay thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và thu được thành quả lớn trên nhiều lĩnh vực. Qua hơn 30 năm đổi mới, mặc dù đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn nhưng những chuyển biến về đời sống xã hội là rất đáng ghi nhận. Mọi mặt của đời sống đều có những thay đổi tốt đẹp so với thời gian trước đổi mới và vượt xa so với trước năm 1975. Vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có sự thay đổi và phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Sự nghiệp y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng đạt nhiều thành tựu. Đời Sông nhân dân trong tỉnh được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

     Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh Đắk Lắk cũng gặp những khó khăn thách thức đó là địa bàn phức tạp, dân cư phân bố không đều, cơ sở hạ tảng kinh tế - xã hội nhìn chung còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa một bộ phận nhân dân(nhất là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số) so với các tầng lớp khác còn khá xa. Tuy nhiên, những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở Đắk Lắk thời gian qua đã khơi dậy những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Những chủ trương đó đã thực sự tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, Tầng cao đời sống nhân dân.


Toàn cảnh ngã sáu Buôn Ma Thuột


Cà phê, cây công nghiệp chủ lực của Đắk Lắk

A . KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TỈNH ĐĂK LĂK - ( 1965 – 1975 )

A . KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TỈNH ĐẮK LẮK - ( 1965 – 1975 ) 



Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) thuộc các xã Cư Pui, Yang Mao và Hoà Phong, huyện Krông Bông với các địa điểm tiêu biểu như : Cơ quan Tinh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (buôn Đắk Tuộr, xã Cư Pui) ; nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lân thứ IV (buôn Mnang Dơng, xã Yang Mao) và nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (buôn H ' Ngô A, xã Hoà Phong). Ngoài ra, trong thời kì chống Mĩ, các ban, ngành, lực lượng vũ trang của tinh cũng đều đóng tại các xã Hoà Phong, Hoà Lễ, Cư Drăm, Cư Pui, Yang Mao mà trung tâm là khu vực Đắk Tuổr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.

I . Những sự kiện , nhân vật lịch sử liên quan đến Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975)

      Đầu năm 1960, để đẩy mạnh phong trào cách mạng ở các địa bàn phím nam tính Đak Lắk, Liên Khu uỷ V quyết định chua tinh Đak Lak làm bún đơn Vì nêng B3, B4, B5, B6, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Liên minh lý và Liên Khu uỷ V. Ngày 9/5 1965, B5 (phía nam đường 21) được giải phóng.

   Đệ thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo trong toàn tỉnh Đắk Lắk, tháng 10 1965, Khu uý V quyết định hợp nhất B3, B5 thảnh tỉnh Đắk Lắk Tỉnh uỷ mới do đồng chí Nguyên Liên (Bôn Đạo), Bí thư B5, làm Bí thư Tỉnh uỷ Tinh Đăk Lik từ nay trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Khu uỷ V.

    Sau khi hợp nhất, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định chuyên cơ quan Tình uỷ cùng tất cả các cơ quan, ban ngành và lực lượng vũ trang của tinh vào cảnh Nam (phía nam đường 20 đề trực tiếp chỉ đạo triển khai kế hoạch chống địch càn quét, bảo vệ, xây dựng vùng mới gian phòng và từng bước xây dựng vùng này thành căn cứ cách mạng vững chắc, nối liền với Khu căn cứ không chiến Cư Ju Dlie Ya (cánh Bắc) thành một khu căn cứ cách mạng khoản chinh của tỉnh. Khu căn cứ kháng chiến tranh Đắk Lắk hình thành kể từ đó.

   Đến tháng 6/1966, tất cả cơ quan, ban, ngành và lực lượng vũ trang của tỉnh đã lần lượt chuyển vào cánh Nam.

   Tháng 7/1966, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III khai thác tại Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975). Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện được củng cố, tăng cường nhằm bảo vệ vùng giải phóng và đẩy mạnh tấn công giành thể chủ động trên chiến trường.

   Cuối năm 1967, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và lực lượng vũ trang đã phối hợp với lực lượng du kích và nhân dân tiếp tục làm công tác để phòng dịch càn quét, đánh phá trong vùng căn cứ để phục vụ kịp thời cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

  Đêm 29/1/1968, tại vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975), toàn thể quần chủng tham gia lực lượng đấu tranh chính trị từ các xã Khuê Ngọc Điền, Phước Trạch, buôn Lum, buồn H' Ngô, buôn Mnang Dơng, buôn Đắk Tur, buôn Cư Drăm,... dưới sự hướng dẫn của các đội công tác đã tập trung về Vụ Bổn, sắp xếp lại đội ngũ, chuẩn bị lương khô, mang cỞ, khẩu hiệu, sẵn sàng lên đường.

   Một giờ sáng ngày 30/1/1968, ngay sau khi lực lượng vũ trang ta nổ sủng tấn công đồng loạt các mục tiêu tại Buôn Ma Thuột, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ của Khu căn cứ xuất quân tử Vụ Bản. Dù kẻ thủ chống trả quyết liệt nhưng đồng bào và các chiến sĩ vẫn không ngần ngại tiến lên. Tấm gương hi sinh oanh liệt của Má Hai, chị H'Lanh, anh Bùi Thế Châu, anh Dũng, anh Đạt và trên 1 600 đồng bào trong cuộc đấu tranh chính trị tại cửa ngõ Buôn Ma Thuột và của các đồng chí Long, Nhạn trên hướng tấn công vào Kim Châu Phát đã tô thắm tinh thần, ý chí cách mạng phi thường của quân dân vùng căn cứ kháng chiến cánh Nam.

   Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân toàn tỉnh nói chung và quân dân vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) nói riêng đã giành được thắng lợi quan trọng, góp phần đánh bại ý chỉ xâm lược của đế quốc Mĩ và làm cho bộ máy nguy quân, nguy quyền ngày càng rệu rã.

   Từ sau Tết Mậu Thân 1968 đến năm 1969, địch liên tục điều chỉnh lại thế trận phòng thủ, tập trung nỗ lực bảo vệ thị xã Buôn Ma Thuột. Lúc này, vùng giải phóng Krông Bông vẫn là mục tiêu định phả quyết liệt của Mĩ - ngụy Đặc biệt, lần đầu tiên Mĩ – ngụy dùng máy bay B52 ném bom nhằm hủy diệt Cơ quan Tỉnh uỷ và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh từ buôn Đắk tuôr đến địa bàn buôn H'Ngô - Khuê Ngọc Điền. Trong năm 1968, chúng đã 12 lần rãi chất độc vào vùng giải phóng của ta.

  Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo giữ vững vùng căn cứ và các vùng đang làm chủ, vùng giải phóng và kiên quyết, chủ động đánh địch mạnh hơn bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

  Tháng 4/1960, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV được triệu tập tại buôn M'nang Dong. Để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách do Đại hội đề ra, ta Tranh thủ mọi khả năng, lực lượng vẫn có, kiện toàn một bước công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hệ thống chính trị trong vùng căn cứ, không thời tập trung xây dựng lực lượng  vũ trang, đồng thời nâng cao chất lượng của phong trào chiến tranh du Kích, sẵn sàng đập tan âm mưu lấn chiếm của dịch bảo vệ vững căn cứ, vùng giải phóng,....

 Các trạm hành lang được củng cố, phục vụ cho yêu cầu giao thông vận tải, liên lạc ngay càng cao. Hai tuyển hành lang huyết mạch từ phía bắc đường 21 (T54) và buôn Khóa (T47) xuống Khánh Hoà và từ Đắk Mil qua Lắk xuống Khuê Ngọc Điền luôn được giữ vững, đảm bảo vận chuyển công văn, tài liệu và vũ khí phục vụ kịp thời cho các chiến dịch.

   Trong năm 1969, trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng phát triển, Ban huy động nhân lực tỉnh phối hợp chặt chẽ với các  huyện huy đọng sự đóng góp của nhân dân và nhận được hàng trăm tấn gạo. ngô, sắn khô từ các đồn điền, dich điền để phục vụ kháng chiến.

  Tháng 10 1971, Đảng bộ tỉnh tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ V tại buôn H'Ngô A. Sau kì Đại hội, tình hình chiến trường Tây Nguyên có nhiều diễn biến có lợi cho ta Cuối năm 1971, Thương vụ Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu V quyết định chuẩn bị cho cao trào tấn công và nổi dậy năm 1972. tỉnh ủy vừa động viên đẩy mạnh phong trào sản xuất vừa thu mua lương thực trong các vùng dinh điền, đồn điền và đẩy mạnh phong trào sản xuất vũ khí tự thu nhặt bom đạn lép của địch (cho các xưởng quân giới lấy thuốc sản xuất thủ pháo, lựu đạn bộc phá, mìn cho chống tăng...) để cung cấp cho các lực lượng chiến đầu.

  Thời điểm này, Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) còn tập trung cho một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng, đó là chuẩn bị mọi mặt để chống âm mưu “ chiếm đất giành dân ” của địch khi có Hiệp định Pa - ri.

 Đầu năm 1972, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, các lực lượng vũ trang tỉnh chuyển ra chiến trường trọng yếu ở phía bắc, chiếm lĩnh nhiều địa bàn chiến lược ở đông Cheo Reo, đồng Buôn Hồ, phía nam và phía bắc đường 21.

   Giữa năm 1972, Cơ quan Tỉnh uỷ, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang tại Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Dắk Lắk (1965 – 1975) được chuyển ra vùng căn cứ kháng chiến Cư Jũ – Dliê Ya (căn cứ cánh Bắc của tỉnh). Tại vùng căn cứ kháng chiến cánh Nam, Tỉnh uỷ vẫn để lại một bộ phận thuộc lực lượng vũ trang để cùng đồng bào, dân quân, du kích làm nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng căn cứ, sản xuất dự trữ lương thực, quản lí kho tàng, quản lý trại hàng binh,... 

   Từ sau Hiệp định Pa - ri (27/1/1973), địch không còn đủ sức đánh phá, luồn sâu vào Krông Bông nên thực hiện âm mưu bao vây, phong toà vùng căn cứ địa cách mạng rất gắt gao. Đảng bộ tỉnh và Tỉnh đội đã kịp thời có chủ trương ứng phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch, nhanh chóng điều chỉnh lại lực lượng trên chiến trường, đầu tranh giữ vững ngọn cờ hoà bình, kiên quyết giành thể chủ động trên chiến trường.

     Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) không những huy động tối đa nguồn cán bộ tại chỗ tăng cường cho cảnh Bắc mà còn giúp các huyện về công tác huấn luyện cán bộ, cung cấp hậu cần, in hàng vạn tờ truyền đơn phục vụ công tác địch vận và tuyên truyền về Hiệp định Pa - ri.

    Đến giữa năm 1974, địa bàn Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đăk Lăk. (1965 – 1975) được kiện toàn gồm 8 xã người Kinh, 5 xã đồng bào dân tộc Với 24 buôn. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc, công tác văn hoá và giáo dục thường xuyên được chăm lo, Sản xuất tiếp tục đạt thành tích lớn. Đồng bào vùng căn cứ đã nỗ lực vượt qua nạn đói. Sản xuất tự túc của cán bộ, bộ đội cũng có bước đi lên. Đồng thời, tuyến đường huyết mạch từ Khuê Ngọc Điền vào tận Tang Rang. Ma Phu, buôn Kiểu được mở, đã đảm bảo cho xe tải có thể vận chuyển hàng hoá vào sâu trong căn cứ vào vực tây Khánh Hoà Ninh Thuận phục vụ cho các chiến trường tỉnh bạn

   Tháng 2/1975, Bộ Chính trị và Quản lý Trung ương quyết định Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên năm 1975. Trong vùng căn cứ, tỉnh ủy triệu tập Hội nghị quân dân chính đảng quán triệt chủ trương của Trung ương và phát động các ban ngành, các lực lượng bị phối hợp với chiến dịch.

   Từ ngày 5 đến ngày 10/3/1975, lực lượng vũ trang của vùng căn cứ và bị đội H9 đã đánh hơn 20 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

   Ngày 10/3/1975, ta tấn công đồng loạt từ nhiều hướng vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đến chiều ngày 11/3/1975, toàn bộ các mục tiêu trọng yếu của địch trong thị xã bị tiêu diệt. Bộ đội ta khống chế sân bay Hoà Bình, tiếp tục truy kích tiêu diệt địch, giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột và bẻ gãy các đợt phản công của địch, mở màn thắng lợi cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.

II . Vai trò của Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk ( 1965 – 1975 ) trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 

- Khu căn cứ kháng chiến tinh tắk Lắk (1965 - 1975) tuy dân số không đông nhưng phạm vi đất đai rất rộng, là địa bàn thuận lợi cho việc trả dóng quân, tiến hành sản xuất, chỗ dựa vững chắc của lực lượng cách mạng.Từ năm 1965 đến năm 1975, nơi đây là trung tâm đầu não của tình Đắk Lắk. Cơ quan Tỉnh uỷ cùng các cơ quan, ban, ngành và lực lượng vũ trang đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng tỉnh bằng chủ trương, sách lược, biện pháp cụ thể với phương pháp cách mạng đúng đắn qua từng thời kì, từng giai đoạn, kết hợp chặt chẽ ba thứ quân, đánh địch bằng hai chân (chính trị, quân sự), ba mùi giáp công trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng băng, đô thị) để giành thắng lợi cuối cùng, Cụ thể :

 + Trong những năm 1965 – 1968, để chống lại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ, quân dân Khu căn cứ kháng chiến tình Đắk Lắk nói riêng và quân dân toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung, đã vượt qua nhiều gian khổ ác liệt, giữ vững thế chủ động tấn công địch. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân dân khu căn cứ và các huyện, thị xã trong tỉnh đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Mĩ – ngụy, đánh bại ý chí xâm lược của Mĩ, đưa phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới : Giai đoạn các lực lượng vũ trang chủ động tiến công địch trên khắp các chiến trường.

 + Trong những năm 1969 – 1972, quân dân vùng căn cứ kháng chiến đã anh dũng, kiên cường đấu tranh, bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ, góp phần quan trọng đánh thăng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ - ngụy

 + Trong những năm 1973 – 1975, quân dân Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) đã khắc phục các khó khăn để chuẩn bị và cung cấp sức người, sức của cho chiến trường, góp phần làm nên chiến thẳng lịch sử Xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất nước nhà.

 - Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) là đầu mối của nhiều tuyến giao thông trọng yếu thuộc hành lang chiến lược Bắc - Nam, Đông Tây, bảo đảm sự chỉ đạo thông suốt của tỉnh, của Trung ương, giữ vững đầu mối giao thông liên lạc, vận chuyển vũ khí và đưa đón cán bộ, bộ đội từ Khu V vào miền Dông Nam Bộ, tạo cơ sở vật chất và cán bộ giúp đỡ cho các tỉnh bạn ở phía nam như Quảng Đức và một phần cho Lâm Đồng : đảm bảo các đường vận chuyển hàng viện trợ cho các tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.

 - Khu căn cứ là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III (7/1966), lần thứ IV (4/1969) và lần thứ V (10/1971).

 - Các cán bộ, chiến sĩ, đảng viên của Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) ngày đêm sát cánh với công bảo các dân tộc để đấu tranh, xây dựng căn cứ, nêu cao tinh thần tự lực tự cường trong việc phát triển sản xuất và hậu cần nhằm đáp ứng về lương thực, thực phẩm (ngô, khoai, sắn, gạo, muối), vũ khí tự chế (bàn chông, thử pháo, lựu đạn) và quân tự trang (quần áo, tăng võng, chăn màn, bao bì) phục vụ cho chiến trường.

 - Tuy điều kiện vô cùng khó khăn gian khổ nhưng việc chăm sóc sức khoẻ, tổ chức văn nghệ, thông tin tuyên truyền, bình dân học vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc ít người, giải quyết nạn đói cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tại vùng căn cú kháng chiến cánh Nam vẫn được tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành hết sức chú ý nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng căn cứ.

   - Xây dựng khu căn cứ khánh chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) cũng chính là xây dựng cơ sở chính trị vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các dân tộc Ê-đê, Mnông, góp phần cũng cố chính quyền cách mạng, xây dựng các đoàn thể quần chúng, xây dựng Đảng.

    Với những vai trò nêu trên, Khu căn cứ kháng cho an tỉnh Đắk Lăk (1965 – 1975) đã góp phần quan trọng vào lăng lợi của cách mạng thì nói riêng và cả nước tới chung.

III.Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk ( 1965 - 1975 )- địa chỉ để giáo dục truyền thống cách mạng tỉnh Đắk Lăk 

   Từ năm 1965 đến năm 1975, Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk  (1965 1975)  giữ vai trò là căn cứ địa cách mạng trung tâm đầu não của tỉnh, phản ánh trung thực sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trực tiếp là tỉnh ủy Đắk Lắk đối với các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Đắk Lắk

   Đây là nơi đứng đầu Cơ quan  Tỉnh uỷ, các cơ quan ban, ngành tỉnh là đầu mối của nhiều tuyến, giao thông trọng yếu thuộc đường hành lang chiến lược : Bắc – Nam, Đông Tây, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Trung ương đảng, sự chi viện sức người, sức của và các phương tiện chiến tranh cho chiến trường miền Nam. Đó chính là đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc cùng căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (cánh Nam) đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước,

    Đồng thời, qua những thử thách gay go, ác liệt, nhất là đối mặt với những âm mưu, thủ đoạn đánh phá của Mi - nguy, các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở căn cứ kháng chiến tinh Đắk Lắk (1965 – 1975) đã kiên cường. anh dũng xây dựng, bảo vệ căn cứ kháng chiến, giành dân, mở rộng vùng giải phóng Diều đó đã điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân các dân tộc trong tỉnh đi tử thắng lợi này đến thắng lợi khác, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất nước nhà.

   Chiến tranh dã lùi xa nhưng Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) vẫn mãi là dấu ấn lịch sử quan trọng, minh chứng cho truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk. Trực tiếp gắn bó, chiến đấu, công tác và chứng kiến sự phát triển của Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) là những con người đã đi vào lịch sử như đồng chí Y Ơn, Y Thuyên (dân tộc Mông), đồng chí Võ Sanh (tức AMa Tồn), đồng chí Lê Hữu Kiếm, Má Hai (tức liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởn).

    Hơn nữa, do dựa lưng vào dãy Chư Yang Sin, dãy núi được lệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên nên ngoài giá trị về lịch sử, văn hoá, Khu căn cứ còn lại là những giá trị thẩm mĩ, khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vị và hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Đây là nơi lý tưởng cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên đến tham quan, nghiên cứu.

   Tóm lại, Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) là một trong, những địa chỉ đỏ tri ân xương máu của những lớp người đi trước, giáo dục về ý chí quật cường, tinh thần cách mạng tan cả, truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Đắk Lắk nói riêng và tuổi trẻ cả nước nói chung. Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) được Bộ Văn hoá. Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 822/QĐ - BVHTTDL, ngày 9/3/2017.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

15. HUYỆN M'ĐRẮK

15. HUYỆN M'ĐRẮK 
Diện tích : 1336,28 km2 
Dân số : 71 128 người (năm 2015) 
1. Vị trí địa lí 

   Huyện M'Đrắk nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk; phía đông, nam và đông nam giáp tỉnh Khánh Hoà; phía tây giáp các huyện Ea Kar, Krông Bông; phía bắc, đông bắc giáp tỉnh Phú Yên

2. Thế mạnh kinh tế 

   Từ lâu, huyện M'Đrắk đã trở thành vùng chuyên trồng mía, khoai mì của tỉnh Đắk Lắk nhờ hội tụ điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất đai,...) cùng với truyền thống canh tác hiệu quả của người dân.

Trồng mía ở huyện M'Đrắk

   Năm 2015, sản lượng canh tác mía của huyện đạt hơn 425 nghìn tấn, chiếm gần 41% sản lượng mía toàn tỉnh

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng mía của huyện M'Đrắk so với các huyện còn lại năm 2013

   So với các huyện khác trong tỉnh, huyện M'Đrắk có diện tích trồng mè (vừng) đứng đầu cả tỉnh. Năm 2015, diện tích canh tác mè của huyện đạt 1377 ha, chiếm gần 60 % diện tích gieo trồng mè toàn tỉnh
   Tuy nhiên, do hiệu quả và đầu ra chưa ổn định nên những năm gần đây, diện tích và sản lượng mè gieo trồng thay đổi theo từng năm.


   Trồng rừng là thế mạnh của huyện M'Đrắk với hơn 63 nghìn héc ta; cây trồng chủ yếu là keo lai
Huyện M'Đrắk có lợi thế phát triển du lịch nhất định với các cảnh quan đặc trưng như đèo Phượng Hoàng, khu căn cứ cách mạng Buôn Pa, thác Dray Knao, thác Ea M'Đoal, núi Vọng Phu, núi M'Đrắk,... Nếu được đầu tư phù hợp, nơi đây sẽ là điểm du lịch thú vị đối với du khách gần xa.

Đèo phượng Hoàng nhìn từ trên cao

14. HUYỆN LĂK

14. HUYỆN LĂK 
Diện tích : 1256,04 km2 
Số dân : 64 644 người (năm 2015) 
1. Vị trí địa lí 

   Huyện Lắk nằm ở khu vực phía nam tỉnh Đắk Lắk; phía đông giáp huyện Krông Bông và tỉnh Lâm Đồng; phía tây giáp tỉnh Đăk Nông; phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía bắc giáp huyện Krông Ana và Krông Bông

2. Thế mạnh kinh tế 

   Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi (tài nguyên đất, khí hậu phù hợp,...), hệ thống các hồ, đập lớn (hồ Lắk, hồ thuỷ điện Buôn Chu Sa,...), rất thuận lợi để trồng lúa nước và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Lễ hội đua voi tại hồ Lắk

   Ngoài ra, trên địa bàn huyện Lắk còn có hai khu rừng đặc dụng là Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, rừng lịch sử văn hoá môi trường hồ Lắk và vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Kiểm lâm tuần tra Vườn quốc gia Chư Yang Sin

   Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc anh em sinh sống Mnông, E - đê, Tày, Thái, Mường, Nùng,..) với nhiều trang phục, phong tục tập quán, văn hoá, ẩm thực, nhà cửa độc đáo.

Buôn Jun

   Biệt điện Bảo Đại là công trình kiến trúc, văn hoá độc đáo. Đây cũng là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi. tiếng không chỉ của huyện Lắk mà còn mang tầm vóc quốc gia.

Biệt điện Bảo Đại

   Ngoài thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), huyện còn tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên hồ thuỷ điện, trồng lúa nước, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất nông cụ, sửa chữa cơ khí,...

13. HUYỆN KRÔNG PẮC

13. HUYỆN KRÔNG PẮC  
Diện tích : 625,81 km2 
số dân : 207 226 người (năm 2015) 
1. Vị trí địa lí

   Huyện Krông Pắc nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Đắk Lắk : phía đông giáp huyện Ea Kar, phía tây giáp huyện Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột, phía nam giáp huyện Krông Bông phía bắc và tây bắc giáp thị xã Buôn Hồ và huyện Cư M'gar.

2. Thế mạnh kinh tế 

   Krông Pắc là vùng chuyên trồng lương thực, thực phẩm của tỉnh Đắk Lắk. Năm 2015, huyện Krông Pắc tuy đứng thứ hai cả tỉnh về diện tích lúa (sau huyện Ea Súp) nhưng sản lượng lại dẫn đầu cả tỉnh, đạt hơn 97 nghìn tấn.

Thu hoạch lúa ở huyện Krông Pắc

   Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng phát triển các cây thực phẩm, cây hàng năm (các loại rau đậu, đậu phộng, đậu tương), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, ca cao,...) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và xuất khẩu.

Một góc vườn cà phê ở Công ty cà phê Phước An
Thua hoạch ca cao ở huyện Krông Pắc
   Krông Pắc cũng là vùng chuyên chăn nuôi gia súc và gia cầm nhờ nguồn thức ăn dồi dào từ nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn cũng như nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi cao.

Chăn nuôi bò ở huyện Krông Pắc

   Năm 2015, huyện Krông Pắc dẫn đầu cả tỉnh về số lượng heo, bò, đứng thứ hai toàn tỉnh về số lượng gia cầm (sau huyện Ea Kar) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ trong chăn nuôi và tận dụng diện tích đồng cỏ tự nhiên.
   Krông Pắc có tiềm năng khá lớn về phát triển công nghiệp, số cơ sở công nghiệp hiện có trên địa bàn huyện đứng thứ hai toàn tỉnh Đắk Lắk (sau thành phố Buôn Ma Thuột). Tuy số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện chưa tương xứng với tiềm năng.

Nghề đan lát ở huyện Krông Pắc